Bạc(I) phosphat
Bạc(I) phosphat còn được gọi dưới cái tên khác bạc(I) orthophosphat là một hợp chất hóa học vô cơ có thành phần chính gồm nguyên tố bạc và nhóm phosphat, với công thức hóa học được quy định là Ag3PO4. Hợp chất này tồn tại dưới dạng thức là một chất nhạy cảm với ánh sáng và có màu vàng.
Bạc(I) phosphat | |
---|---|
Mẫu bạc phosphat | |
Danh pháp IUPAC | Silver(I) phosphate |
Tên khác | phosphoric acid, silver(I) salt Bạc phosphat |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
InChI | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Ag3PO4 |
Khối lượng mol | 418,5753 g/mol |
Bề ngoài | Màu vàng nhạt, trở nên không màu/ đục khi hợp chất không tinh khiết |
Mùi | không mùi |
Khối lượng riêng | 6,37 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | 849 °C (1.122 K; 1.560 °F) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,65 mg/100 mL |
MagSus | -120,0·10-6 cm³/mol |
Cấu trúc | |
Cấu trúc tinh thể | Lập phương |
Các nguy hiểm | |
NFPA 704 |
|
Điểm bắt lửa | không bắt lửa |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Sử dụng
sửaCũng như các hợp chất khác có vai trò quan trọng trong ngành hóa học phân tích, bạc(I) phosphat cũng được sử dụng trong việc mạ bạc các vật liệu sinh học (sau khi hợp chất này đã bị khử thành kim loại bạc tự do) - như một chất phóng đại cho phosphat.[1]
Ngoài các ứng dụng trên, bạc(I) phosphat còn được sử dụng trong ngành nhiếp ảnh thời kì đầu như là một chất nhạy sáng.[2]
Trong năm 2010, bạc(I) phosphat được báo cáo là có năng suất lượng tử cao (90%) như chất xúc tác quang cho sự phân tách nước quang hóa nhìn thấy được và để sản xuất oxy hoạt hóa bằng phương pháp tương tự.[3][4]
Bạc(I) phosphat cũng là một chất liệu tiềm năng để kết hợp tính chất kháng khuẩn ion bạc thành vật liệu.[5]
Hợp chất khác
sửaAg3PO4 còn tạo một số hợp chất với NH3, như Ag3PO4·4NH3 là tinh thể trắng.[6]
Tham khảo
sửa- ^ Taichman, R. S.; Hauschka, P. V. (1992). “Effects of interleukin-1? And tumor necrosis factor-? On osteoblastic expression of osteocalcin and mineralized extracellular matrix in vitro”. Inflammation. 16 (6): 587–601. doi:10.1007/BF00919342. PMID 1459694. Free version
- ^ Cassell's cyclopaedia of photography, Bernard Edward Jones, Ayer Publishing, 1973, p.401 'Phosphate plates and papers', googlebooks link
- ^ Yi, Z.; Ye, J.; Kikugawa, N.; Kako, T.; Ouyang, S.; Stuart-Williams, H.; Yang, H.; Cao, J.; Luo, W.; Li, Z.; Liu, Y.; Withers, R. L. (2010). “An orthophosphate semiconductor with photooxidation properties under visible-light irradiation”. Nature Materials. 9 (7): 559–564. Bibcode:2010NatMa...9..559Y. doi:10.1038/nmat2780. PMID 20526323.
- ^ Discovery of a Novel High Activity Photocatalyst Material: A Great Step Toward the Realization of Artificial Photosynthesis Discovery of a Revolutionary Oxidation Property in Silver Phosphate with Quantum Yield of Approximately 90% in Visible Light, 2010/06/07, press release, National Institute for Materials Science (NIMS) Japan, www.nims.go.jp
- ^ Nanocoated film as a bacteria killer 23/1/2009, www.nanowerk.com
- ^ Encyklopaedie der Naturwissenschaften, Tập 10 (E. Trewendt, 1892), trang 717 – [1]. Truy cập 20 tháng 6 năm 2020.