Số băng tần vô tuyến ITU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ký hiệu băng tần vô tuyến ITU

ELF SLF ULF VLF LF MF HF VHF UHF SHF EHF THF

Băng tần vô tuyến NATO

A B C D E F G H I J K L M

Băng tần IEEE

HF VHF UHF L S C X Ku K Ka Q V W

Băng tần J dùng để chỉ hai vùng khác nhau của phổ điện từ, trong vùng tần số vô tuyến và cận hồng ngoại.

Vô tuyến

sửa

Băng tần J là dải tần số vô tuyến từ 10 GHz tới 20 GHz trong phổ điện từ. Bước sóng tương ứng từ 1,5 mm tới 3 mm. Băng J nằm trong băng SHF thuộc phổ vô tuyến.

Băng I giao với băng tần Xbăng tần K trong hệ thống phân loại cũ hơn. Băng tần Ku nằm trong băng J.

Ở Anh, thuật ngữ "băng tần J" cũng được công ty cổ phần vô tuyến dùng để chỉ băng tần thông tin VHF của họ nằm trong dải 139,5-140,5 và 148-149 MHz, dải tần này được dùng trong ngành công nghiệp nhiên liệu và năng lượng.[1]

Thiên văn học hồng ngoại

sửa
 
Cửa sổ khí quyển trong vùng hồng ngoại. Băng J là cửa sổ trung tâm ở bước sóng 1,25 micromet

Trong thiên văn học hồng ngoại, băng J là cửa sổ truyền dẫn không khí nằm ở 1,25 micromet (trong vùng cận hồng ngoại).[2]

Sử dụng

sửa

Băng J được dùng cho radarvệ tinh thông tin, sau này còn dùng cho các hệ thống máy bay và thiết bị điện tử hàng không trên máy bay. Các hệ thống vệ tinh thông tin có thể dùng kết hợp với máy bay để định vị và xác định mục tiêu đối phương hoặc cung cấp vai trò như thiết bị trinh sát cho người lính dưới mặt đất.

Các băng tần sóng cực ngắn khác

sửa

Phổ sóng cực ngắn thường được định nghĩa là phổ điện từ trong dải tần số 1.0 GHz đến 30 GHz, nhưng một số định nghĩa cũ hơn tính cả các tần số thấp hơn. Hầu hết các ứng dụng phổ biến trong dải tần 1,0 đến 30 GHz. Các băng tần số sóng cực ngắn, được định nghĩa bởi Hiệp hội Vô tuyến Anh (RSGB), được thể hiện trong bảng dưới đây. Chú ý là các tần số trên 30 GHz thường được gọi là "sóng mm". Tần số 30 GHz tương ứng với bước sóng 10 mm, hay 1 cm.

Băng tần L 1 tới 2 GHz
Băng tần S 2 tới 4 GHz
Băng tần C 4 tới 8 GHz
Băng tần X 8 tới 12 GHz
Băng tần Ku 12 tới 18 GHz
Băng tần K 18 tới 26,5 GHz
Băng tần Ka 26,5 tới 40 GHz
Băng tần Q 30 tới 50 GHz
Băng tần U 40 tới 60 GHz
Băng tần V 50 tới 75 GHz
Băng tần E 60 tới 90 GHz
Băng tần W 75 tới 110 GHz
Băng tần F 90 tới 140 GHz
Băng tần D 110 tới 170 GHz

Chú thích: "Băng tần P " đôi khi được dùng không chính xác cho băng tần Ku. "P" có nghĩa là "previous" (trước) là băng tần radar dùng ở Anh có dải tần 250 đến 500 MHz, hiện nay băng tần hoàn toàn lỗi thời theo tiêu chuẩn 521 của IEEE, xem [1][2] Lưu trữ 2014-07-14 tại Wayback Machine. Đối với các định nghĩa khác, xem Letter Designations of Microwave Bands

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Joint Radio Company”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2012.
  2. ^ R. Cutri and M. Skrutskie (ngày 7 tháng 9 năm 2009). “Very Bright Stars in the 2MASS Point Source Catalog (PSC)”. The Two Micron All Sky Survey at IPAC. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2011.

Xem thêm

sửa