Bùi Văn Thinh[4][5][6] (10 tháng 12 năm 1915[1][2][3] – 2 tháng 1 năm 2000[3]) là thẩm phán, quan chức và nhà ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, từng là Tổng trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng trưởng Bộ Tư pháp và Tổng trưởng Bộ Nội vụ Quốc gia Việt Nam. Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Nhật Bản.

Bùi Văn Thinh
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 2 tại Nhật Bản
Nhiệm kỳ
Tháng 5 năm 1956 – Tháng 12 năm 1962
Tiền nhiệmNguyễn Ngọc Thơ
Kế nhiệmNguyễn Huy Nghĩa
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa đầu tiên
Nhiệm kỳ
26 tháng 10 năm 1955 – 25 tháng 3 năm 1956
Tiền nhiệmNhiệm kỳ đầu
Kế nhiệmNguyễn Hữu Châu
Tổng trưởng Bộ Nội vụ Quốc gia Việt Nam thứ 8
Nhiệm kỳ
24 tháng 9 năm 1954 – 26 tháng 10 năm 1955
Tiền nhiệmNgô Đình Diệm
Kế nhiệmNhiệm kỳ cuối (ngày thành lập Việt Nam Cộng hòa, ông giữ chức Bộ Trưởng Nội vụ đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa)
Tổng trưởng Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam thứ 5
Nhiệm kỳ
7 tháng 7 năm 1954 – 9 tháng 5 năm 1955
Tiền nhiệmNguyễn Văn Đạm
Kế nhiệmNguyễn Văn Sĩ
Thông tin cá nhân
Sinh(1915-12-10)10 tháng 12, 1915[1][2][3]
Sa Đéc, Liên bang Đông Dương[1][2][3]
Mất2 tháng 1, 2000(2000-01-02) (84 tuổi)[3]
Rueil-Malmaison, Hauts-de-Seine, Pháp[3]
Quốc tịch Pháp
 Việt Nam Cộng hòa
Nghề nghiệpThẩm phán, quan chức, nhà ngoại giao

Tiểu sử

sửa

Bùi Văn Thinh sinh ngày 10 tháng 12 năm 1915 tại tỉnh Sa Đéc, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[1][2][3]

Ông tốt nghiệp Khoa Luật Viện Đại học Đông Dương trong những năm đầu đời,[1][2] từng là thẩm phán năm 1941,[1][2] và phục vụ tại nhiều tòa án khác nhau từ năm 1941 đến năm 1947,[1][2] rồi lên làm Đổng lý Văn phòng Bộ Tư pháp năm 1947.[1][2]

Năm 1950, ông giữ chức Biện lý Tòa Phúc thẩm Quốc gia Sài Gòn,[1][2] về sau kiêm luôn chức Giám đốc Hành chính Tư pháp của Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam năm 1952,[1][2] ít lâu sau ông nhậm chức Chánh án Tòa Sơ thẩm Hỗn hợp Sài Gòn vào tháng 7 năm 1953,[1][2] từ năm 1954 đến năm 1955 ông giữ chức Tổng trưởng Bộ Tư pháp và Tổng trưởng Bộ Nội vụ Quốc gia Việt Nam.[1][2][7][8][9]

Tháng 10 năm 1955, Việt Nam Cộng hòa được thành lập, chức vụ "Tổng trưởng" đổi thành "Bộ trưởng".[10]:185 Từ năm 1955 đến năm 1956, ông giữ chức Bộ trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa.[1][2][8][9] Từ năm 1956 đến năm 1962, ông chuyển sang làm Đại sứ tại Nhật Bản.[1][2][11]

Ông qua đời ngày 2 tháng 1 năm 2000 tại Rueil-Malmaison, Hauts-de-Seine, Pháp.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n Asia Who's Who 1957 (bằng tiếng Anh). Pan-Asia Newspaper Alliance. 1957. tr. 54.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n Asia Who's Who 1958 (bằng tiếng Anh). Pan-Asia Newspaper Alliance. 1958. tr. 647.
  3. ^ a b c d e f g h “Van Thinh Bui” (bằng tiếng Anh). FamilySearch. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ “越新任駐日大使裴文聲抵港 十八日離港赴任” [Tân đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Bùi Văn Thinh đến Hồng Kông và rời Hồng Kông vào ngày 18 để nhận nhiệm vụ] (bằng tiếng Trung). Hoa kiều nhật báo tờ 2 trang 2. 16 tháng 5 năm 1956. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ “越駐日大使透露 保證投票自由 越南方能選舉 七月二十日不能舉行” [Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản tiết lộ chỉ có thể tổ chức bầu cử ở Việt Nam nếu bảo đảm quyền tự do bầu cử, không thể tổ chức vào ngày 20 tháng 7] (bằng tiếng Trung). Hoa kiều nhật báo tờ 1 trang 3. 18 tháng 5 năm 1956. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022. Ông Bùi Văn Thinh, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Nhật Bản, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên hôm nay: "Tình hình ở một nước Việt Nam tự do đã được cải thiện rất nhiều so với một năm trước. Tổng thống Diệm đã giành được nền độc lập hoàn toàn cho đất nước. Chính phủ Việt Nam do họ Ngô đứng đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về đối nội lẫn đối ngoại".
  6. ^ “越駐日大使裴文聲昨赴日就任” [Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Bùi Văn Thinh nhậm chức tại Nhật Bản hôm qua] (bằng tiếng Trung). Công Thương nhật báo trang 5. 19 tháng 5 năm 1956. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ Việt Nam Cộng Hòa Chế Độ Tư Pháp (PDF). Tổng Bộ Tư Pháp. tháng 5 năm 1967. tr. 7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2022.
  8. ^ a b Hata Ikuhiko, 秦郁彦 (tháng 12 năm 1988). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-1987 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987] (bằng tiếng Nhật). Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 158.
  9. ^ a b Hata Ikuhiko, 秦郁彦 (tháng 12 năm 2001). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-2000 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–2000] (bằng tiếng Nhật). Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 196. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2022.
  10. ^ Đoàn Thêm (1966). Hai Mươi Năm Qua: Việc Từng Ngày (1945-1964). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ Hata Ikuhiko, 秦郁彦 (tháng 12 năm 1988). 世界諸国の制度・組織・人事 1840-1987 [Chế độ, tổ chức, nhân sự các nước trên thế giới năm 1840–1987] (bằng tiếng Nhật). Nhà xuất bản Đại học Tokyo. tr. 653.
Chức vụ ngoại giao
Tiền vị:
Nguyễn Ngọc Thơ
Đại sứ Việt Nam Cộng hòa thứ 2 tại Nhật Bản
1956 – 1962
Kế vị:
Nguyễn Huy Nghĩa
Chức vụ chính trị
Tiền vị:
Nhiệm kỳ đầu
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa đầu tiên
1955 – 1956
Kế vị:
Nguyễn Hữu Châu
Tiền vị:
Ngô Đình Diệm
Tổng trưởng Bộ Nội vụ Quốc gia Việt Nam thứ 8
1954 – 1955
Nhiệm kỳ cuối
Nguyên nhân:Việt Nam Cộng Hòa thành lập, ông giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa
Tiền vị:
Nguyễn Văn Đạm
Tổng trưởng Bộ Tư pháp Quốc gia Việt Nam thứ 5
1954 – 1955
Kế vị:
Nguyễn Văn Sĩ