Bùi Mạnh Cường là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam. Ông từng là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.

Bùi Mạnh Cường
Chức vụ
Nhiệm kỳ4 tháng 4 năm 2012 – nay
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Tiền nhiệmĐỗ Khắc Tiệp[1]
Thông tin cá nhân
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Tiểu sử

sửa

Bùi Mạnh Cường là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 2008, ông là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk.[2]

Ngày 4 tháng 4 năm 2012, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao cho ông Quyết định số 403/QĐ-CTN bổ nhiệm ông giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lúc này ông đang là Ủy viên Ủy ban kiểm sát, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[3][4][5][6]

Từ ngày 23 tháng 4 năm 2012, ông được giao nhiệm vụ giúp Viện trưởng phụ trách Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phân hiệu Trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh; Phụ trách công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm (Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Đà Nẵng, Viện Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh); công tác kế hoạch, tài chính ngành Kiểm sát (Vụ 11); giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo công tác xây dựng, góp ý và hướng dẫn các văn bản pháp luật về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; góp ý xây dựng và hướng dẫn các văn bản pháp luật về đào tạo; về công tác kế hoạch, tài chính. Ông phụ trách Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh miền Đông Nam BộTây Nguyên, gồm Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia LaiKon Tum.[7]

Tháng 3 năm 2019, Bùi Mạnh Cường là Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.[8]

Tác phẩm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hoàng Thiên Nga (11 tháng 3 năm 2008). “Chưa tốt nghiệp cấp ba vẫn được bổ nhiệm Viện phó Viện KSND tỉnh”. Báo Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ Tiến sĩ Lê Hữu Thể (3 tháng 9 năm 2008). “Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ P. Hồ (5 tháng 4 năm 2012). “Bổ nhiệm 2 phó viện trưởng, kiểm sát viên VKSND Tối cao”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ Viện kiểm sát nhân dân tối cao. “TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CHỨC VỤ PHÓ VIỆN TRƯỞNG VIỆN KSND TỐI CAO VÀ BỔ NHIỆM LẠI KIỂM SÁT VIÊN VIỆN KSND TỐI CAO”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ PL (23 tháng 9 năm 2011). “VKSND Tp. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao về việc bổ nhiệm Viện trưởng VKSND Tp. Hồ Chí Minh”. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ Lưu ý: Còn có một người khác cùng tên là ông Bùi Mạnh Cường, Hàm Vụ trưởng Văn phòng Chính phủ, Vụ Tổ chức Hành chính nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ Việt Nam
  7. ^ “Về vịêc phân công nhiệm vụ các đồng chí Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ Trao Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Vụ 8 và Văn phòng Ban Cán sự Đảng VKSND tối cao Lưu trữ 2019-04-26 tại Wayback Machine, VKSND tối cao, Ngày 19/03/2019

Liên kết ngoài

sửa