Bích Sơn (sinh ngày 13 tháng 1 năm 1939 tại Hà Nội) là một nữ nghệ sĩ Mỹ gốc Việt.[1]

Nghệ sĩ
Bích Sơn
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Trần Bích Sơn
Ngày sinh
13 tháng 1, 1939 (86 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam Cộng hòa
 Hoa Kỳ
Nghề nghiệp
  • Tài tử sân khấu
  • Tài tử điện ảnh
  • Ca sĩ
  • Ngâm sĩ
  • Người mẫu
Sự nghiệp sân khấu
Năm hoạt động1952 – nay
Giải thưởng
Giải Thanh Tâm (1960)

Cuộc đời và sự nghiệp

sửa

Trước năm 1975

sửa

Bích Sơn sinh ngày 13 tháng 1 năm 1939 tại Hà Nội với nguyên danh Trần Bích Sơn, ấu danh Dung, tự Vĩnh San. Năm 1952, nữ danh ca Bích Thuận đã đem hai cháu Bích Sơn và Bích ThủySài Gòn theo gánh Kim Chung.

Cô Bích Sơn được dì gửi vào trường Saint Marie Tân Định. Năm 1955, Bích Sơn vào ban Xuân Thu của nhạc sĩ Lê Thương, khởi đầu với dòng tân nhạc. Cùng năm, khi nghệ sĩ Bích Thuận lập gánh Bích Thuận thì cô về hát. Nhưng nhìn chung, thời này Bích Sơn chưa có gì nổi trội, ngoại trừ lối ngâm trong trẻo, được thi sĩ Kiên Giang thầm thương trộm nhớ.

Năm 1957, Bích Sơn được công chúng biết đến nhờ vai Công chúa Phù Tang trong vở Khi hoa anh đào nở do Hà Triều - Hoa Phượng soạn riêng cho đoàn Thúy Nga.

Đến năm 1958, cô đứng ra lập gánh Bích Sơn – Thúy An, đạt thành công tại Đà Lạt với vai sơn nữ Phà Ca trong vở Bao giờ mùa sim chín (sau đổi thành Người vợ không bao giờ cưới) của Kiên GiangPhúc Quyên. Về sau, báo giới thường gọi cô là Sơn nữ Phà Ca. Cùng năm, Bích Sơn dự đại nhạc hội Giao Duyên để ngâm giới thiệu bài Hoa trắng thôi cài trên áo tím của tác giả Kiên Giang.

Khi đoàn về Cần Thơ, Kiên Giang lại soạn cho cô tuồng Ngưu Lang – Chức Nữ để lần đầu cô được làm đào chánh. Kiên Giang cũng là người đặt cho cô biệt danh kiều nữ thông qua nhật báo Tiếng Chuông Kịch Trường.

Năm 1959, sự nghiệp Bích Sơn đạt tột đỉnh với giải Thanh Tâm qua vai Phương Thành trong soạn phẩm cổ tích Áo cưới trước cổng chùa, cũng nhờ một tay Kiên Giang.

Năm 1962, bà bầu Thơ soạn hợp đồng mời Bích Sơn về Thanh Minh - Thanh Nga. Tuy nhiên, từ giai đoạn này, sự nghiệp Bích Sơn chững lại và ít nổi bật hơn trước. Có những năm dài, cô không lên sân khấu, hình ảnh chỉ được thoáng thấy trên báo chíphim ảnh.

Sau năm 1975

sửa

Sau năm 1975, Bích Sơn vẫn là một trong những đào chánh của đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Tên tuổi bà gắn liền với các nhân vật Thánh Thiên trong Tiếng trống Mê Linh, Cô Mẫu trong Thái hậu Dương Vân Nga, Nhũ Mẫu trong Truyền thuyết tình yêu... Khi xảy ra Vụ án Thanh Nga được ít lâu, bà di cư sang Pháp theo diện đoàn tụ rồi qua Los Angeles định cư. Phu quân bà bị đưa đi học tập cải tạo một thời gian rồi cũng được bảo lãnh sang theo diện tù nhân chính trị.

Tại Mỹ bà ít xuất hiện trên truyền thông và không tham gia bất cứ sinh hoạt văn nghệ nào nữa.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa