Bình Phú (thị trấn)

thị trấn huyện lỵ của huyện Cai Lậy

Bình Phúthị trấn huyện lỵ của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Việt Nam.

Bình Phú
Thị trấn
Thị trấn Bình Phú
Trung tâm y tế huyện Cai Lậy
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
TỉnhTiền Giang
HuyệnCai Lậy
Trụ sở UBNDKhu phố Bình Tịnh[1]
Thành lập1/10/2022[2]
Loại đô thịLoại V
Năm công nhận2018
Địa lý
Tọa độ: 10°25′12″B 106°04′51″Đ / 10,42°B 106,08083°Đ / 10.42000; 106.08083
MapBản đồ thị trấn Bình Phú
Bình Phú trên bản đồ Việt Nam
Bình Phú
Bình Phú
Vị trí thị trấn Bình Phú trên bản đồ Việt Nam
Diện tích19,07 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng18.502 người
Mật độ970 người/km²
Khác
Mã hành chính28471[3]
Số điện thoại0273.3.816.692

Địa lý

sửa
 
Cống ngăn trên kênh Giồng Tre

Thị trấn Bình Phú nằm ở trung tâm huyện Cai Lậy, có vị trí địa lý:

Thị trấn có diện tích 19,07 km², dân số năm 2021 là 18.502 người,[2] mật độ dân số đạt 970 người/km².

Các sông, kênh, rạch chảy qua địa bàn thị trấn gồm: kênh Bà Kai, kênh Ban Dầy, sông Bình Phú, rạch Đập Chùa, rạch Giồng, kênh Giồng Tre, kênh Kháng Chiến, kênh Mới, kênh Ông Bang, rạch Ông Cha, kênh Phú Thuận, kênh Ranh Tổng, kênh Thầy Cai, kênh Tổng, rạch Tham Rôn, rạch Tràm.[4]

Hành chính

sửa
 
Khu vực chợ Bình Thạnh, một chợ nhỏ của thị trấn Bình Phú

Thị trấn Bình Phú được chia thành 11 khu phố: Bình Đức, Bình Hưng, Bình Long, Bình Ninh, Bình Phong, Bình Quới, Bình Sơn, Bình Thạnh, Bình Thới, Bình Tịnh, Bình Trị.[4][5]

Lịch sử

sửa

Dưới thời Pháp thuộc, Bình Phú là một thôn thuộc tổng Lợi Thuận, tỉnh Mỹ Tho. Năm 1904, tổng Lợi Thuận trực thuộc quận Cai Lậy mới thành lập.

Sau năm 1975, Bình Phú là một xã thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đến năm 2014, sau khi thành lập thị xã Cai Lậy trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của huyện Cai Lậy, huyện lỵ huyện Cai Lậy được dời về xã Bình Phú.

Ngày 25 tháng 10 năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 3100/QĐ-UBND công nhận xã Bình Phú đạt tiêu chí đô thị loại V. Ngày 10 tháng 12 năm 2018, trung tâm hành chính mới của huyện Cai Lậy tại ấp Bình Quới được đưa vào hoạt động.[6][7]

Ngày 11 tháng 8 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 569/NQ-UBTVQH15 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2022) về việc thành lập thị trấn Bình Phú trên cơ sở toàn bộ 19,07 km² diện tích tự nhiên và 18.502 người của xã Bình Phú.[2]

Kinh tế – Xã hội

sửa
 
Huyện lộ 63 qua thị trấn Bình Phú.

Quốc lộ 1 chạy theo hướng tây đông đi ngang qua cắt đôi thị trấn làm hai phần.

Phần phía bắc của địa bàn thị trấn dân cư sống tập trung thành cụm đối diện chợ Bình Phú và tập trung dọc theo kênh Ban Dày, chạy dần về cực bắc thị trấn là chợ Bình Thạnh. Đất canh tác chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi vịt, nuôi cá. Các đường giao thông quan trọng gồm đường Nam Cả Chuối chạy chủ yếu hướng tây - đông, nằm ở bờ nam kênh Cả Chuối, con kênh là ranh giới với xã Phú Nhuận, đây là đường trải nhựa mới. Trục đường quan trọng thứ hai là đường huyện 65, chạy theo hướng bắc - nam, là đường trải nhựa.[a] Ở mạn phía nam là đường huyện 57B[b] cũng là đường trải nhựa chạy theo hướng chủ yếu tây - đông một vòng cung.

Phần phía nam địa bàn thị trấn Bình Phú có trung tâm hành chính huyện Cai Lậy, từ ngay Quốc lộ 1 rẽ vào tỉnh lộ 875B khoảng 200m. Quảng trường trung tâm huyện Cai Lậy rộng 13.000 m² gồm sân lễ, khu công viên, vườn hoa, tháp đèn chiếu sáng, đài phun nước nghệ thuật và một số công trình phụ, nằm cạnh Trung tâm Hành chính huyện Cai Lậy.[9] Đường tỉnh lộ 875B tiếp tục chạy về hướng nam, chệch hướng tây nam. Phần nam của thị trấn có tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy và huyện lộ 23A chạy ngang qua, cắt tỉnh lộ 875B. Phần nam thị trấn đất canh tác chủ yếu là trồng cây ăn trái. Trung tâm mua bán là chợ Bình Phú nằm trên bờ nam Quốc lộ 1.

Với vị trí thuận lợi có Quốc lộ 1 đi qua, thị trấn Bình Phú thực hiện các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Đến cuối năm 2018, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất.[6][10] Tỷ lệ hộ nghèo là 2,88%, thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng/người/năm.[6]

Nhiều nơi ở trong thị trấn, người dân tự phát chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn trái và nuôi cá, theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, đến đầu tháng 4 năm 2019, Bình Phú cùng 5 xã lân cận đã chuyển đổi 557 ha (hơn 5,5 km²) đất trồng lúa sang mục đích canh tác khác, gồm trồng cây ăn trái trên 404 ha, chuyển sang đào ao nuôi cá trên 153 ha. Việc tự ý chuyển đổi này được xem là sẽ phá vỡ quy luật cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa của địa phương.[11] Theo Trần Kim Mai - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang thì điều này là vi phạm Luật Đất đai về sử dụng đất không đúng mục đích, không được Nhà nước cho phép.[12]

Di tích

sửa

Đình Bình Phú tại ấp Bình Tịnh, có từ thế kỷ 18 là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.[13]

Hình ảnh

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Huyện lộ 65 chạy từ Quốc lộ 1 (trung tâm thị trấn Bình Phú) về phía bắc đến kênh Nguyễn Văn Tiếp.[8]
  2. ^ Đường huyện 57B còn gọi là đường Ấp 5 Tân Bình - Nam Ban Chón, dài 2,7 km, bắt đầu từ điểm giao với đường huyện 65 chạy về cầu Kênh Tổng, giáp ranh thị xã Cai Lậy.[8]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Ủy ban nhân dân các xã”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ a b c “Nghị quyết số 569/NQ-UBTVQH15 năm 2022 về việc thành lập thị trấn Bình Phú thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ a b “Thông tư 18/2017/TT-BTNMT Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Tiền Giang”. thuvienphapluat.vn. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ “Ủy ban nhân dân tỉnh chuyển 11 ấp thành 11 khu phố thuộc thị trấn Bình Phú, huyện Cai Lậy”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang. 26 tháng 9 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ a b c Trường Giang (ngày 18 tháng 7 năm 2019). “Bình Phú: Chuyển mình lên đô thị”. tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ Quế Ngân (ngày 10 tháng 12 năm 2018). “Khu Trung tâm hành chính huyện Cai Lậy: Đi vào hoạt động từ ngày 10-12”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  8. ^ a b “Quyết định 01/2018/QĐ-UBND Ban hành Danh mục số hiệu đường bộ thuộc cấp huyện quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. ngày 8 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021.
  9. ^ Quế Ngân (ngày 27 tháng 9 năm 2019). “Huyện Cai Lậy: Khởi công Quảng trường trung tâm huyện Cai Lậy”. cailay.tiengiang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Trường Giang (ngày 2 tháng 7 năm 2018). “Xã Bình Phú hướng đến đô thị loại V”. báo Ấp Bắc. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Hùng Huy, Thanh Tùng (ngày 3 tháng 5 năm 2019). “Nông dân Cai Lậy cải tạo hơn 557 ha đất lúa sang mục đích canh tác khác”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ “Tiền Giang: Đào ao trên nền đất lúa để nuôi thủy sản”. ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ “Di tích lịch sử - văn hóa Đình Bình Phú (ấp Bình Tịnh, xã Bình Phú, huyện Cai Lậy)”. cailay.tiengiang.gov.vn. ngày 5 tháng 1 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa