Bình Minh, Khoái Châu

xã thuộc Khoái Châu

Bình Minh là một thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Bình Minh
Xã Bình Minh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnKhoái Châu
Địa lý
Tọa độ: 20°52′55″B 105°55′54″Đ / 20,88194°B 105,93167°Đ / 20.88194; 105.93167
Bình Minh trên bản đồ Việt Nam
Bình Minh
Bình Minh
Vị trí xã Bình Minh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,94 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng8.412 người[1]
Mật độ1.416 người/km²
Khác
Mã hành chính12211[2]

Địa lý

sửa

Xã Bình Minh nằm ở phía tây bắc huyện Khoái Châu, có vị trí địa lý:

Xã Bình Minh có diện tích 5,94 km², dân số năm 2019 là 8.412 người[1], mật độ dân số đạt 1.416 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Bình Minh được chia thành 3 thôn: Bằng Nha, Đa Hòa, Thiết Trụ.[3]

Lịch sử

sửa

Trước đây, Bình Minh là một xã thuộc huyện Châu Giang cũ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/1999/NĐ-CP[4] về việc chuyển xã Bình Minh thuộc huyện Châu Giang cũ chuyển về huyện Khoái Châu mới tái lập quản lý.

Văn hóa

sửa

Di tích

sửa

Xã Bình Minh có nhiều di tích có giá trị quý về văn hóa tiêu biểu như:

  • Di tích đền Đa Hòa thờ đức thánh Chử Đồng Tử một trong Tứ bất tử và thờ Nhị vị phu nhân là Tiên Dung công chúa và Tây Nương công chúa. Di tích đền Đa Hòa đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia.
  • Di tích đền Thiết Trụ hay đền Liên Hoa ở thôn Thiết Trụ thờ Khuông Tín Hầu có công với dân làng được phong làm thành hoàng. Di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia.

Giao thông

sửa

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng đi qua xã Bình Minh:

  • Tỉnh lộ 378: đi cống Xuân Quan, Văn Giang, Mễ Sở , dốc Bái, dốc Kênh, Phú Thịnh...
  • Tỉnh lộ 382: đi Đông Tảo, Từ Hồ, Vai Bò, Lực Điền, cống Tráng...
  • Đường sông: nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, có bến phà Bình Minh.

Kinh tế

sửa

Bình Minh là xã nông nghiệp kết hợp với một số nghề thủ công, nghề phụ. Về nông nghiệp chủ yếu là trồng quất cảnh và cây ăn quả như bưởi, ổi, cam, táo... Các nghề phụ ở xã trước đây có nghề làm mứt sau đó số hộ làm nghề ít dần. Tiếp theo là nghề dược liệu phát triển. Hiện nay là nghề trồng quất cảnh và cây ăn quả uốn thế và buôn bán nông sản.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Xã Bình Minh”. Cổng thông tin điện tử huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 20 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.

Tham khảo

sửa