Siêu bão Fred, được biết đến ở Philippines với tên gọi Bão Susang, là một xoáy thuận nhiệt đới mạnh đã đổ bộ vào Trung Quốc trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1994 và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công tỉnh Chiết Giang trong vòng 160 năm.[1]

Siêu bão Fred (Susang)
Bão cuồng phong rất mạnh (Thang JMA)
Siêu bão cuồng phong cấp 4 (SSHWS/JTWC)
Fred lúc nó đạt cường độ tối đa
Hình thành12 tháng 8 năm 1994
Tan23 tháng 8 năm 1994
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
185 km/h (115 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
240 km/h (150 mph)
Áp suất thấp nhất925 mbar (hPa); 27.32 inHg
Số người chếtHơn 1.000 người
Thiệt hạiHơn $1 tỷ (USD 1994)
Vùng ảnh hưởngPhilippines, Đài Loan, Trung Quốc
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1994

Lịch sử khí tượng

sửa
 
Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir–Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
  Xoáy thuận ngoài nhiệt đới, áp thấp tàn dư, nhiễu động nhiệt đới, hoặc áp thấp gió mùa
 
Trái Đất ngày 19 tháng 8 năm 1994, với siêu bão Fred ở phía bên trái.

Cơn bão nhiệt đới thứ sáu của mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1994 hình thành từ một nhiễu động nhiệt đới và nó đã trở thành áp thấp nhiệt đới vào ngày 13 tháng 8. Hệ thống này được Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) chỉ định cho ký hiệu 19W. Đến ngày 15 tháng 8, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành một cơn bão nhiệt đới ngoài khơi Tây Thái Bình Dương, và nó được đặt tên là Fred. Di chuyển về phía Tây, Fred mạnh dần lên thành một cơn bão cuồng phong vào ngày 16. Sang ngày hôm sau, hệ thống đã nằm trên vùng biển Philippines, cách Cao Hùng, Đài Loan khoảng 823 dặm (1.324 km) về phía Đông Nam.

Nhiệt độ nước biển trên bề mặt ấm đã cho phép cơn bão tiếp tục tăng cường một cách nhanh chóng, trở thành bão cấp 2 trong ngày 18. Tại thời điểm 8:00 tối hôm đó, Fred đã mạnh lên thành bão cấp 3 với sức gió 115 dặm/giờ (185 km/giờ). Đến đêm ngày 19 tháng 8, Fred đạt cường độ bão cấp 4 (vận tốc gió ≥ 130 dặm/giờ (210 km/giờ)). Không lâu sau cơn bão đã đạt đỉnh với vận tốc gió 150 dặm/giờ (240 km/giờ) và áp suất trung tâm tối thiểu 925 mbar (hPa 27,3 inHg). Những chuyến bay thám trắc thời tiết của JTWC đã chỉ ra siêu bão Fred có một kích thước lớn - bao phủ một vùng có đường kính 600 dặm (970 km).

Đến sáng ngày 20 tháng 8, khi siêu bão Fred tiến đến gần, những cảnh báo đã được ban hành tại Đài Loan. Tuy nhiên, cơn bão sau đó đã chuyển hướng về phía Trung Quốc. Fred đổ bộ vào Trung Quốc trong ngày 21 với cường độ bão cấp 2 cùng sức gió 105 dặm/giờ (170 km/giờ). Cơn bão đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng với hơn 1.000 người thiệt mạng. Fred tan vào ngày 22 tháng 8.[2]

Chuẩn bị và tác động

sửa

Tại Đài Loan, các nhà chức trách nước này đã ban hành cảnh báo di tản cho những vùng trũng thấp và những cảnh báo lũ quét cho những cộng đồng dân cư trên vùng núi. Tuy nhiên về sau cơn bão đã chuyển hướng về phía Trung Quốc.

Vào ngày 21 tháng 8, bão Fred đã đổ bộ vào tỉnh Chiết Giang với cường độ bão cấp 2. Những cơn gió mạnh và lũ lụt đã phá hủy hàng loạt ngôi nhà, đồng thời lũ lụt cũng đã khiến rất nhiều người thiệt mạng. Thiệt hại đến đất nông nghiệp, các tòa nhà, đường điện, đường giao thông, và hàng ngàn nhà máy đóng cửa, dẫn đến tổn thất kinh tế tại Chiết Giang ước tính lên tới 1 tỉ USD (USD 1994). Tổng cộng, đã có hơn 1.000 người chết do bão và thiệt hại ước tính là 1,16 tỉ USD (1994 USD).

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “BREAKING NEWS: TYPHOON FRED MAKES LANDFALL IN CHINA”. Typhoon, floods, drought cost China huge losses Associated Press. tháng 8 năm 1994. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2015.
  2. ^ Typhoon Fred. Encyclopedia of hurricanes, typhoons and cyclones. 1994.