Bão Frankie[nb 1], được biết đến ở Philippines với tên gọi Áp thấp nhiệt đới Edeng[nb 2], ở Việt Nam là Cơn bão số 2 năm 1996.[nb 3], là một cơn bão cuồng phong cấp 2 theo Thang bão Saffir-Simpson, tồn tại từ ngày 19 đến 25 tháng 7 năm 1996. Cơn bão đã ảnh hưởng trực tiếp đến Trung QuốcViệt Nam.

Bão Frankie (Edeng)
Bão số 2 năm 1996
Bão nhiệt đới dữ dội (Thang JMA)
Bão nhiệt đới dữ dội cấp 2 (SSHWS/JTWC)
Bão Frankie trên Vịnh Bắc Bộ trong ngày 23 tháng 7
Hình thành19 tháng 7 năm 1996
Tan25 tháng 7 năm 1996
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
100 km/h (65 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
165 km/h (105 mph)
Áp suất thấp nhất975 mbar (hPa); 28.79 inHg
Số người chết100
Thiệt hại$200 triệu (USD 1996)
Vùng ảnh hưởngPhilippines, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Lào
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 1996
Đường đi bão Frankie, cơn bão gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Đổ bộ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam trong sáng ngày 24 tháng 7 năm 1996, Frankie đã gây tổn thất rất nặng nề với 100 người chết, hàng chục trường học, nhà cửa, hoa màu bị phá hủy và thiệt hại vật chất lên đến 200 triệu USD. Sau bão Frankie, vào tháng 8, hai cơn bão khác là MartyNiki tiếp tục tấn công khu vực này gây ra lũ lụt lịch sử.

Lịch sử khí tượng

sửa

Vào giữa tháng 7 năm 1996, một dải hội tụ nhiệt đới hình thành trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương đã hút các khối mây giông hình thành nên ba cơn bão: Frankie, GloriaHerb. Trong đó, Frankie là cơn bão hình thành sớm nhất.[1]

Từ ngày 18 tháng 7, Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC) bắt đầu theo dõi và thông báo rằng có một áp thấp nhiệt đới đang hình thành trên Biển Đông.[1] Ngay sau đó, cơ quan này đã ban hành "Cảnh báo về sự hình thành của xoáy thuận nhiệt đới" và chỉ định cho hệ thống số hiệu 08W.[1] Hai ngày sau, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam (NCHMF) bắt đầu phát tin áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông[2]. Sang ngày 21, Đài Quan sát Hồng Kông cũng bắt đầu theo dõi áp thấp khi vị trí của nó nằm cách quần đảo Hoàng Sa 170 km về phía Bắc - Đông Bắc.[3] Sáng sớm ngày 22, JTWC nâng cấp hệ thống lên thành bão nhiệt đới và đặt tên quốc tế là Frankie và Việt Nam cũng đánh số hiệu là cơn bão số 2.[1][2]. Ngay sau đó, Frankie đã đổ bộ vào đảo Hải Nam của Trung Quốc[1][3] trước khi vượt đảo này trong ngày 23 và tiến vào vịnh Bắc Bộ.[1][2] Trên vịnh Bắc Bộ, cơn bão mạnh lên cấp 12 trong thang sức gió Beaufort[2] và cấp 2 trong thang bão Saffir-Simpson với vận tốc gió duy trì 1 phút 90 knot (165 km/h).[1] Sáng 24 tháng 7, Frankie đổ bộ lên Nam Hà[nb 4] - Ninh Bình (tâm bão đi qua thị xã Ninh Bình, nay là TP.Ninh Bình) với sức gió giật cấp 12,[2] trước khi JTWC ban hành cảnh báo cuối cùng về cơn bão.[1]

Ảnh hưởng

sửa

Vào ngày 21 tháng 7, Đài Quan sát Hồng Kông đã ban hành "Tín hiệu cảnh báo mức 1" khi cơn bão nằm trên khu vực cách Hồng Kông khoảng 570 km về phía Tây Nam. Tại đặc khu này đã có mưa rào và gió đông thổi mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu rìa phía bắc cơn bão. Tín hiệu cảnh báo đã được gỡ bỏ vào ngày hôm sau khi Frankie di chuyển ra khỏi khu vực Hồng Kông và đổ bộ Hải Nam. Đài Hồng Kông quan trắc được áp suất mực biển thấp nhất tại khu vực này là 1001,9hPa.[3] Frankie đổ bộ vào đảo Hải Nam đã mang mưa lớn và gió mạnh đến cho khu vực này, làm một tàu chở 1000 tấn hàng bị lật, khiến 1 người thiệt mạng và 17 người mất tích.[3]

Sáng ngày 24 tháng 7 năm 1996, cơn bão số 2 đổ bộ vào địa phận các tỉnh Nam Hà - Ninh Bình[2][4][5] gây ra gió mạnh, mưa lớn cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam[2] cũng như mưa lớn, lũ lụt cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.[6]

Bão Frankie được xem là cơn bão mạnh đầu tiên sau 10 năm không có bão mạnh ảnh hưởng miền Bắc Việt Nam, tiếp sau đó 2 cơn bão MartyNiki cũng đã tấn công khu vực này chỉ trong vòng 3 tuần lễ.[2] Tổn thất do bão gây ra rất lớn, với 100 người thiệt mạng, 194.000 căn nhà bị hư hại và hơn 177.000 hecta đất bị úng ngập, tổng thiệt hại là trên 200 triệu USD.[1][4]

Năm 2012, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, gia đình ông này xin xóa nợ 180 triệu đồng của ngân hàng với lý do là cơn bão này đã phá hỏng toàn bộ hệ thống nuôi trồng thủy sản của nhà ông này.[7]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Trước năm 2000, tên bão được đặt bởi Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp JTWC
  2. ^ Edeng là tên địa phương được đưa ra bởi Cục quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines.
  3. ^ Là số hiệu của một cơn bão khi vào vùng theo dõi của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Việt Nam
  4. ^ Nay là hai tỉnh Hà NamNam Định

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i 1996 Tropical Cyclone Season Lưu trữ 2013-02-21 tại Wayback Machine Trung tâm Cảnh báo bão Liên hợp. Truy cập 30 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ a b c d e f g h Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam.Bão trên biển Đông 1996 Trích từ cuốn Đặc điểm khí tượng thủy văn Việt Nam 1996. Phát hành ngày 16 tháng 2 năm 1997. Truy cập 30 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ a b c d Tropical Cyclones in 1996 Lưu trữ 2019-10-23 tại Wayback Machine Cơ quan khí tượng Hồng Kông. Truy cập 30 tháng 7 năm 2015.
  4. ^ a b Bão số 7: cơn bão lớn nhất trong 9 năm qua Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 31 tháng 7 năm 2015.
  5. ^ Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề tác động biến đổi khí hậu Lưu trữ 2016-03-15 tại Wayback Machine Biến đổi khí hậu Việt Nam. Truy cập 31 tháng 7 năm 2015.
  6. ^ “Việt Nam năm 1996”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2015.
  7. ^ Gia đình ông Vươn xin xóa nợ ngân hàng Báo Dân trí. Truy cập 1 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài

sửa