Bát đại nguyên lão Đảng Cộng sản Trung Quốc (chữ Hán: 中共八大元老, bính âm: Zhōnggòng Bādà yuánlǎo), gọi tắt Trung Cộng Bát lão (中共八老) hoặc Bát lão trị quốc (治国八老), là chỉ tám chính trị gia và quân sự gia (hay còn gọi là lão cán bộ, nguyên lão - lớp người cao tuổi có được kinh nghiệm từng trải, danh vọng và phụ trách ngành chính trị hằng năm) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hoà Nhân dân Trung HoaGiải phóng quân Nhân dân Trung Quốc mà về phương diện chính trị có được quyền lực quyết định chính sáchsách lược thực tế ở Trung Quốc đại lục vào khoảng thời gian trong thập niên 1980 đến thập niên 1990 (tức là thời kì tập thể lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đời thứ hai lấy Đặng Tiểu Bình làm hạt nhân trung tâm). Lúc đó, đa số những nguyên lão này phần nhiều không đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo tối cao ĐảngChính phủ, tuy nhiên, sức ảnh hưởng và quyền quyết định của họ sau hậu trường ngang bằng hoặc lớn hơn người lãnh đạo ít tuổi thực tế đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo trong khoảng thời gian đó.

Quan niệm, lập luận nguyên lão

sửa

Đây là quan niệm, lập luận phi chính thức, thấy sớm nhất ở phương tiện truyền thông Hồng Kông. Nhân vật cụ thể có liên quan Bát lão Đảng Cộng sản Trung Quốc bao năm qua đều có những cái không giống nhau, dưới đây là hai cách nói tương đối thường thấy nhất:

  1. Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Đặng Dĩnh Siêu, Bạc Nhất BaVương Chấn.
  2. Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, Tống Nhậm Cùng, Vạn LýTập Trọng Huân.

Nguyên nhân danh sách xuất hiện hai phiên bản có thể là dùng thích hợp cho thời kì khác nhau, tức Lý Tiên Niệm, Đặng Dĩnh SiêuVương Chấn trong hàng Bát lão Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu tiên qua đời liên tiếp từ năm 1992 đến năm 1993, thành viên Bát lão Đảng Cộng sản Trung Quốc lại thay vào thêm là Tống Nhậm Cùng, Vạn LýTập Trọng Huân.

Ngoài ra cũng có bài viết lấy hai phiên bản ở trên tiến hành tổng hợp, rồi hình thành quan niệm, lập luận Thập nhị lão. Trên thật tế, Bát lão Đảng Cộng sản Trung Quốc được coi là sự triệu tập về các nguyên lão cấp chính quốc của Đặng Tiểu Bình, bao gồm: Diệp Kiếm Anh, Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Bành Chân, Đặng Dĩnh Siêu, Lưu Bá Thừa, Từ Hướng Tiền, Niếp Vinh Trăn, Dương Thượng Côn, Vương Chấn, Bạc Nhất BaTống Nhiệm Cùng.

Tuy nhiên, nguyên lão trong Cục Chính trị Trung ương khoá 12 Đảng Cộng sản Trung QuốcDiệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Trần Vân, Bành Chân, Đặng Dĩnh Siêu, Từ Hướng Tiền, Dương Thượng Côn, Vương Chấn, Tống Nhậm Cùng, Ô Lan Phu, Tập Trọng HuânVạn Lý.

Triệu Thiên Nguyên, lính cảnh vệ của Trần Vân, cho biết là Đặng Tiểu BìnhTrần Vân trong Bát lão Đảng Cộng sản Trung Quốc thực tế là người một nhà ở thời kì đó, Đặng Tiểu Bình có sẵn quyền quyết định, Trần Vân có sẵn quyền phủ quyết.[1][2]

Bảng tóm tắt tin tức Bát đại nguyên lão Đảng Cộng sản Trung Quốc

sửa

Các tin tức có quan hệ với nhau về năm sinh năm chết của các người ở trên, năm tham gia cách mạng Đảng Cộng sản Trung Quốc, chức vị trọng yếu khi coi giữ phụ trách chính trịthập niên 1980, đánh giá sau khi qua đời do Đảng Cộng sản Trung Quốc truy tặng và con em hậu bối của gia tộc các người ở trên, được biểu thị phần dưới.

Nhân vật Hình ảnh Sinh Mất Năm tham gia cách mạng Đảng Cộng sản Trung Quốc Chức vị trọng yếu trong bộ máy chính trị
Đặng Tiểu Bình   Năm 1904 Năm 1997 Năm 1922[3] Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ nhiệm Uỷ ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc

Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Trần Vân   Năm 1905 Năm 1995 Năm 1925[3] Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Bí thư thứ nhất Uỷ ban Kiểm tra Kỉ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ nhiệm Uỷ ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Lý Tiên Niệm   Năm 1909 Năm 1992 Năm 1927[3] Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc

Bành Chân   Năm 1902 Năm 1997 Năm 1923[3] Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Dương Thượng Côn   Năm 1907 Năm 1998 Năm 1926[3] Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Phó chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Bạc Nhất Ba   Năm 1908 Năm 2007 Năm 1925[3] Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (được tuyển cử và thăng lên thông qua Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Uỷ ban Trung ương khoá 8 Đảng Cộng sản Trung Quốc)

Phó chủ nhiệm thường vụ Uỷ ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Vương Chấn   Năm 1908 Năm 1993 Năm 1927[3] Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa

Hiệu trưởng Trường đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đặng Dĩnh Siêu

(nữ)

Tập tin:Yingchao (1963) (cropped).jpg Năm 1904 Năm 1992 Năm 1924[3] Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc

Tống Nhậm Cùng   Năm 1909 Năm 2005 Năm 1926[4] Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó chủ nhiệm Uỷ ban Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Vạn Lý Tập tin:Wan Li.jpg Năm 1916 Năm 2015 Năm 1936[5] Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Tập Trọng Huân   Năm 1913 Năm 2002 Năm 1926[6] Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Phó uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Nguyên lão Đảng Cộng sản Trung Quốc còn sống

sửa

Tên gọi nguyên lão Đảng Cộng sản Trung Quốc mà thời bây giờ gọi là lão đồng chí,[7] là chỉ quan lại chức vị cao từng đảm nhiệm qua chức vụ lãnh đạo chức vụ cấp chính quốc của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung QuốcUỷ ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, khi đến tham dự hoạt động và hội nghị, xếp thành hàng ở phía sau của Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và phía trước Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho nên nhân viên lễ tân xếp đặt theo thứ tự ở phía sau của Uỷ viên Thường vụ và Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lão đồng chí đang thối hưu khác xét về chức vụ lãnh đạo từ Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung QuốcUỷ ban Quân sự Trung ương Trung Quốc xếp đặt ngay ở phía sau người lãnh đạo Đảng Cộng sảnNhà nước Trung Quốc hiện đang đảm nhiệm chức vụ. Mỗi năm Tết Trung Quốc hoặc buổi chiều tối của trước bất kì ngày lễ trọng đại, người lãnh đạo Đảng Cộng sảnNhà nước Trung Quốc hiện đang đảm nhiệm chức vụ tách ra thăm hỏi hoặc uỷ thác đồng chí phụ trách phương diện có liên quan thăm hỏi lão đồng chí, trao gửi lời thăm hỏi thành khẩn đến các lão đồng chí, tự đáy lòng chúc nguyện các lão đồng chí vui vẻ, thích ý, mạnh khoẻ và trường thọ.

Tuy uỷ ban cố vấn quyền lực của các cựu lãnh đạo do Đặng Tiểu Bình bị dẹp bỏ vào năm 1992 nhưng quyền lãnh đạo của các cựu lãnh tụ đảng vẫn không thay đổi,đó là một phần di sản của chế độ lãnh đạo cộng sản tại Trung quốc

Hiện nay các cựu lãnh đạo về hưu vẫn còn quyền xét duyệt các văn Kiện của uỷ ban thường vụ bộ chính trị cơ quan đầu não của Trung Quốc, họ cũng được gọi là các Nguyên lão, họ kế thừa di sản chia sẻ quyền lực khi đã nghỉ hưu của Bát Đại Nguyên Lão.

  • Hồ Cẩm Đào: 1942, cựu Tổng bí thư, chủ tịch nước, chủ tịch quân uỷ trung ương (nhân vật số 1 khi tại vị)
  • Ngô Bang Quốc: 1941, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị, uỷ viên trưởng (nhân vật số 2 khi tại vị)
  • Chu Dung Cơ: 1928 cựu Uỷ viên Thường vụ bộ chính trị, thủ tướng quốc vụ viện (nhân vật số 3 khi tại vị)
  • Ôn Gia Bảo: 1942, cựu Ủy viên thường vụ bộ chính trị, thủ tướng quốc vụ viện (nhân vật số 3 khi tại vị)
  • Lý Thuỵ Hoàn: 1934, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị, Chủ tịch Chính Hiệp (nhân vật số 4)
  • Giả Khánh Lâm: 1940, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị, Chủ tịch Chính Hiệp (nhân vật số 4)
  • Tăng Khánh Hồng: 1939, cựu Ủy viên thường vụ bộ chính trị, Phó chủ tịch nước (nhân vật số 5)
  • Tống Bình: 1917, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị (nhân vật số 5)
  • Uý Kiện Hành: 1931, cựu Ủy viên Thường vụ bộ chính trị, Bí thư ban kiểm tra (nhân vật số 6)
  • Lý Lam Thanh: 1932, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị, phó thủ tướng quốc vụ viện (nhân vật số 7)
  • Ngô Quan Chính: 1938, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị, Bí thư ban kiểm tra (nhân vật số 6)
  • Lý Trường Xuân: 1944, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị (nhân vật số 5)
  • La Cán: 1935, Cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị (nhân vật thứ 9)
  • Hạ Quốc Cường: 1942, cựu Uỷ viên thường vụ bộ chính trị, bí thư ban kiểm tra (nhân vật thứ 8)
  • Chu Vĩnh Khang, 1942, cựu ủy viên thường vụ bộ chính trị, là trường hợp đặc biệt, 1 nguyên lão cấp cao bị cách chức và điều tra, kết án tù chung thân do tham nhũng năm 2013

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “争鸣杂志:唯一在世的中共〝八老〞 曾拍案大骂江泽民”. www.aboluowang.com. ngày 19 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ “中共老人政治伊始:將年輕幹部扶上馬再送一程的「八老議政」”. www.hk01.com. ngày 02 tháng 10 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày xuất bản= (trợ giúp)
  3. ^ a b c d e f g h 《天安门的力量:国家-社会关系和1989北京学生运动》, 赵鼎新
  4. ^ 《宋任穷同志生平》,《人民日报》2005.01.16,第四版。
  5. ^ 《万里委员长简历》 Lưu trữ 2018-10-01 tại Wayback Machine 人民网_人大要闻_2004年07月21日
  6. ^ 《习仲勋同志生平》,《人民日报》2002.05.31。
  7. ^ “北京观察:解读宋平 曾劝退元老说服红二代”. http://news.dwnews.com. Ngày 11 tháng 08 năm 2017. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa