Bài phong, đả thực, chống cộng

Khẩu hiệu mang tính chính trị, tâm lý trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam

"Bài phong, đả thực, chống cộng" là một khẩu hiệu chính trị ra đời dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm (1955-1963) của Việt Nam Cộng hòa, đây được xem là kim chỉ nam hướng dẫn cho chính sách hành động của nền Đệ Nhất Việt Nam cộng hòa, về sau vẫn được chính phủ Đệ Nhị Việt Nam cộng hòa sử dụng. Đối với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì đây là một chiêu bài chính trị,[1] một phần của các kế hoạch chiến tranh tâm lý nhằm "lừa dối" toàn bộ người dân Nam Việt Nam.

Các nội dung chính

sửa
  • Bài phong: bài trừ chế độ phong kiến, loại bỏ tư tưởng và phong tục phong kiến được xem là cổ hủ.
  • Đả thực: là chống thực dân, cụ thể ở đây là chống thực dân Pháp, giành lấy độc lập cho người Việt thoát khỏi sự thuộc địa ngoại bang.
  • Chống cộng: là tiêu diệt cộng sản.

Hoạt động

sửa

Thông qua các khẩu hiệu này, Ngô Đình Diệm cho tiến hành thực thi trên thực tế:

  • Bài phong: Phế truất Bảo Đại, tiêu diệt các lực lượng thân với cựu hoàng này, tịch thu gia sản của Bảo Đại.
  • Đả thực: từ chỗ thân Pháp, các lực lượng quốc gia Việt Nam "trở mặt", tuyên bố chống Pháp, phớt lờ công lao chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Minh, giành lấy công trạng giải phóng dân tộc nhờ vào đàm phán để Pháp trả tự do cho Việt Nam mà không cần chiến tranh. Thực tế việc này là nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Pháp và các lực lượng thân Pháp để chuyển sang các chính sách thân với Mỹ.
  • Chống cộng: Cụ thể là ban hành Luật 10-59 và hoạt động "Tố Cộng diệt Cộng".[2]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Đấu tranh đòi Mỹ, Diệm thi hành hiệp định Genève,hòa bình thống nhất”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2018. Truy cập 8 tháng 9 năm 2018.
  2. ^ “Chính nghĩa không thuộc về chế độ "Việt Nam Cộng hòa". Truy cập 8 tháng 9 năm 2018.