Pierre-Auguste Renoir

họa sĩ người Pháp (1841–1919)
(Đổi hướng từ Auguste Renoir)

Pierre-Auguste Renoir[1] (Phát âm tiếng Pháp: [pjɛʁ oɡyst ʁənwaʁ] 25 tháng 2 năm 1841 - 3 tháng 12 năm 1919) là một họa sĩ người Pháp, một nhân vật tiên phong trong sự phát triển của phong cách Trường phái ấn tượng. Ông là một họa sĩ luôn đề cao vẻ đẹp, đặc biệt là về vẻ đẹp cơ thể của nữ giới. Có nhận xét rằng: "Renoir là hiện thân cuối cùng của truyền thống chuyển tiếp từ Rubens tới Watteau".[2]

Pierre-Auguste Renoir
Renoir, k. 1875
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Pierre-Auguste Renoir
Ngày sinh
(1841-02-25)25 tháng 2, 1841
Nơi sinh
Limoges, Haute-Vienne, Pháp
Mất
Ngày mất
3 tháng 12, 1919(1919-12-03) (78 tuổi)
Nơi mất
Cagnes-sur-Mer, Provence-Alpes-Côte d'Azur, Pháp
Nguyên nhân
viêm phổi
An nghỉEssoyes
Nơi cư trúLimoges, Paris, Cagnes-sur-Mer
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Gia đình
Hôn nhân
Aline Renoir
Người tình
Lise Tréhot, Frédérique Vallet-Bisson
Con cái
Pierre Renoir, Jean Renoir, Claude Renoir, Lucienne Bisson, Jeanne Tréhot
Thầy giáoCharles Gounod, Charles Gleyre
Học sinhClaude Renoir, Ryuzaburo Umehara
Lĩnh vựcHội họa
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1854 – 1919
Đào tạoBeaux-Arts de Paris, Học viện Thụy Sĩ
Trào lưuTrường phái ấn tượng
Thể loạitranh chân dung, nghệ thuật khỏa thân, tranh thần thoại, tranh phong cảnh, nghệ thuật động vật, nhân vật, nghệ thuật dân gian, tranh biển, chân dung, nghệ thuật tôn giáo, tĩnh vật
Thành viên củaLiên đoàn Tổ quốc Pháp
Tác phẩmBal au moulin de la Galette, Montmartre, 1876
Le déjeuner des canotiers,1880
Nue (tranh Renoir), 1910
Có tác phẩm trongMuseum Boijmans Van Beuningen, Österreichische Galerie Belvedere, Städel Museum, Minneapolis Institute of Art, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm Tāmaki Auckland, Thyssen-Bornemisza Museum, Finnish National Gallery, J. Paul Getty Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Tate, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, National Gallery of Canada, Musée national des beaux-arts du Québec, Palais des Beaux-Arts de Lille, The Frick Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Museum of Fine Arts Ghent (MSK), Oklahoma City Museum of Art, The Ema Klabin House Museum, Civic Museums of Brescia, MASI Lugano, Kröller-Müller Museum, Krannert Art Museum, National Museum of Fine Arts of Algiers, Sheffield Galleries and Museums Trust, Aberdeen Art Gallery, Saarland Museum, Kunstmuseum Basel, Library-museum of the Comédie-Française, Villa Ephrussi de Rothschild, Calouste Gulbenkian Museum, Museum of the History of France, National Galleries Scotland, Bristol City Museum and Art Gallery, Davis Museum and Cultural Center, Bảo tàng Puskin, Bảo tàng Orsay, Santa Barbara Museum of Art, Fogg Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, Museum of Modern Art, Ibaraki, Chrysler Museum of Art, Museum of Modern Art, Saitama, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Mie Prefectural Art Museum, MuMa Museum of modern art André Malraux, Ny Carlsberg Glyptotek, Phòng trưng bày nghệ thuật hiện đại Milan, Buffalo AKG Art Museum, Georgia Museum of Art, Phòng triển lãm Quốc gia Ireland, Hiroshima Museum of Art, Bảo tàng Nghệ thuật Saint Louis, Pola Museum of Art, Tokyo Fuji Art Museum, Des Moines Art Center, Fred Jones Jr. Museum of Art, Columbus Museum of Art, New Orleans Museum of Art, MASI Lugano, Arkansas Museum of Fine Arts, Fondation Bemberg, Mead Art Museum, Mohamed Mahmoud Khalil Museum, Portland Museum of Art, Virginia Museum of Fine Arts, Tacoma Art Museum, Haggin Museum, Michele & Donald D'Amour Museum of Fine Arts, Manchester Art Gallery, Worcester Art Museum, Dallas Museum of Art, Southampton City Art Gallery, The New Art Gallery Walsall, Ashmolean Museum, William Morris Gallery, musée Albert André, Museum of Fine Arts of Lyon, Kunstmuseum Bern, Staatsgalerie Stuttgart, Museum der bildenden Künste, Zambaccian Museum, Hamburger Kunsthalle, Bảo tàng Nghệ thuật St. Gallen, Musée des beaux-arts de La Chaux-de-Fonds, Yamazaki Mazak Museum of Art, Murauchi Art Museum, Art Gallery of South Australia, Villa Flora, Ikeda Museum of 20th Century Art, Flint Institute of Arts, University of Iowa Stanley Museum of Art, Bảo tàng Israel, Rose Art Museum, Vanderbilt Museum of Art, Clark Art Institute, National Museum of Serbia, Toledo Museum of Art, Baltimore Museum of Art, Bảo tàng Marmottan Monet, Portland Art Museum, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Paris, Museo Soumaya, Museum collection Am Römerholz, Bảo tàng Ermitazh, Dublin City Gallery The Hugh Lane, Courtauld Gallery, The Phillips Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Museum Folkwang, Wallraf–Richartz Museum, Musée des Beaux-Arts et d'Archéologie de Besançon, National Museum of Modern Art, Museum of Grenoble, Foundation E.G. Bührle Collection, Museum of Fine Arts, Houston, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, São Paulo Museum of Art, Ordrupgaard, Bảo tàng Picasso, Amgueddfa Cymru – Museum Wales, Musée des Beaux-Arts de Bordeaux, musée Renoir, Kelvingrove Art Gallery and Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, Montreal Museum of Fine Arts, Albertina, Fine Arts Museums of San Francisco, Bảo tàng Brooklyn, Bảo tàng Guggenheim, Bảo tàng Quốc gia Mỹ thuật phương Tây, Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Praha, Los Angeles County Museum of Art, Tehran Museum of Contemporary Art, Fitzwilliam Museum, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Middelheim Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Barnes Foundation, Ohara Museum of Art, Wadsworth Atheneum Museum of Art, Bavarian State Painting Collections, Carnegie Museum of Art, Rijksmuseum Twenthe, Corcoran Gallery of Art, Cincinnati Art Museum, Strasbourg Museum of Modern and Contemporary Art, Yale University Art Gallery, Royal Museums of Fine Arts of Belgium, Bảo tàng Stedelijk Amsterdam, Museum of Fine Arts, Budapest, Nantes Museum of Arts, Kreeger Museum, Berkeley Art Museum and Pacific Film Archive, Gothenburg Museum of Art, Fondazione Magnani-Rocca, Civic Gallery of Modern and Contemporary Art, Phòng trưng bày Quốc gia Hungary, McNay Art Museum, Museum of Fine Arts of Reims, Musée d’Art et d’Histoire de Genève, Museum Langmatt Sidney and Jenny Brown Foundation, Joslyn Art Museum, San Diego Museum of Art, Milwaukee Art Museum, Unterlinden Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Menard, Dumbarton Oaks, Tel Aviv Museum of Art, Museum van Bommel van Dam, National Museum of Art, Architecture and Design, Musée des Beaux-Arts de Rouen, Morohashi Museum of Modern Art, Denver Art Museum, Bảo tàng Rodin, Viện nghệ thuật Detroit, Staatliche Kunstsammlungen Dresden, Barber Institute of Fine Arts, Crocker Art Museum, Dixon Gallery and Gardens, Huntington Museum of Art, Jule Collins Smith Museum of Fine Art, Kunsthaus Zürich, Kunsthalle Mannheim, Allen Memorial Art Museum, University of Arizona Museum of Art, Bảo tàng Bộ sưu tập Gioan Phaolô II, The Museum of Modern Art, Gunma, Kasama Nichidō Museum of Art, The Hyde Collection, Bảo tàng Thiết kế Trường Rhode Island, Rosengart Collection, Sompo Museum of Art, Princeton University Art Museum, Smith College Museum of Art, Artizon Museum, Alte Nationalgalerie, Kawamura Memorial DIC Museum of Art, Memorial Art Gallery, Norton Simon Museum, Uehara Museum of Modern Art, Museum Barberini, Staatliche Kunsthalle Karlsruhe, Botero Museum, Pinacoteca Giovanni e Marella Agnelli, Museum of Dieppe, Musée d'Art et d'Histoire, Kunstmuseum Solothurn, Landesmuseum Hannover, Musée du Petit Palais, Norton Museum of Art, Osthaus-Museum Hagen, Nakata Museum, Kubosō Memorial Museum of Arts, Building of the Winterthur Museum of Art, Kunsthalle Bremen, Art Gallery of Ontario, High Museum of Art, Louvre Abu Dhabi, Musée de l'Évêché de Limoges, Musée de la Chartreuse de Douai, Design Museum Den Bosch, Print Collection, Von der Heydt Museum, Phoenix Art Museum, Arp Museum Bahnhof Rolandseck, Kitakyushu Municipal Museum of Art, Kumamoto Prefectural Museum of Art, Kagoshima City Museum of Art, Cantonal Museum of Fine Arts, Queensland Art Gallery & Gallery of Modern Art, Otaru Art Base, Buenos Aires Museum of Modern Art, Victoria Gallery & Museum, Ulster Museum
Giải thưởngBắc Đẩu Bội tinh hạng 5, Bắc Đẩu Bội tinh hạng 4, Bắc Đẩu Bội tinh hạng 3
Chữ ký

Ông là cha của diễn viên Pierre Renoir (1885–1952), nhà làm phim Jean Renoir (1894–1979) và nghệ nhân gốm Claude Renoir (1901–1969). Ông cũng là ông nội của nhà làm phim Claude Renoir (1913–1993), con trai của Pierre.

Cuộc đời

sửa

Thời trẻ

sửa

Pierre-Auguste Renoir chào đời tại Limoges, Haute-Vienne, Pháp vào năm 1841. Cha của ông là Léonard Renoir, làm nghề thợ may. Năm 1844, gia đình Renoir chuyển tới Paris để kiếm tìm nhiều cơ hội công việc hơn. Nhà của họ ở phố d’Argenteuil, thuộc vùng trung tâm Paris, cách bảo tàng Louvre không xa. Tuy ngay từ nhỏ Renoir đã có khiếu vẽ vời, nhưng tài ca hát của ông lại nổi trội hơn. Khả năng ca hát được thầy giáo Charles Gounod - trưởng đội nhạc lễ nhà thờ St Roch, hết sức khuyến khích. Tuy vậy, vì tài chính gia đình eo hẹp, Renoir buộc phải ngừng học nhạc, bỏ học ở tuổi mười ba để học nghề tại một xưởng sản xuất gốm.[3][4]

 
Lô ngồi trong nhà hát, 1874, Phòng trưng bày Courtauld, Luân Đôn

Renoir học nghề rất nhanh, nhưng ông vẫn thường xuyên thấy mệt mỏi với công việc và thường an trú trong các phòng tranh của bảo tàng Louvre. Chủ nhà máy đánh giá cao khả năng học nghề của Renoir và cũng báo cho gia đình Renoir biết điều đó. Dựa vào đó, Renoir bắt đầu đi học để chuẩn bị thi vào Ecole des Beaux Arts. Xưởng sản xuất gốm áp dụng dây chuyền sản xuất cơ khí vào năm 1858, buộc Renoir phải tìm cách khác để kiếm tiền học.[4] Trước khi ghi danh vào trường mỹ thuật, ông đã vẽ tranh trên rèm cửa cho các nhà truyền giáo nước ngoài và trang trí quạt.[5]

Năm 1862, Renoir bắt đầu học nghệ thuật dưới sự dẫn dắt của Charles Gleyre ở Paris. Tại đây, ông làm quen với Alfred Sisley, Frédéric Bazille, và Claude Monet.[6] Trong những năm 1860, thỉnh thoảng ông không đủ tiền mua màu vẽ. Renoir gặt hái thành quả đầu tiên ở triển lãm Salon 1868 với bức tranh Lise cầm ô (Lise with a Parasol, 1867), khắc họa cô người yêu Lise Tréhot.[7] Mặc dầu lần đầu tiên Renoir dự triển lãm tranh là tại Paris Salon năm 1864,[8] tài năng của ông vẫn chưa được công nhận, một phần do náo động từ cuộc chiến tranh Pháp-Phổ.

Trong thời kỳ Công xã Paris vào năm 1871, trong lúc Renoir đang vẽ ở bờ sông Seine, thì một số chiến sĩ công xã nghĩ ông là gián điệp, bèn định quẳng ông xuống sông. Thật may, một vị chỉ huy công xã tên là Raoul Rigault nhận ra Renoir chính là ân nhân trước đây từng bảo vệ Rigalt.[9] Năm 1874, tình bạn mười năm giữa Renoir và Jules Le Cœur cùng gia đình ông ta lâm vào tình trạng đổ vỡ.[10] Renoir không chỉ mất đi nguồn cổ vũ quý báu, mà còn mất đi những dịp lưu trú tại tư gia của họ ở gần Fontainebleau, nơi ấy có một khu rừng tuyệt đẹp. Mất đi vị trí vẽ tranh ưa thích, đề tài tranh của ông cũng vì thế mà thay đổi.

Trưởng thành

sửa

Renoir tiếp nhận cảm hứng từ phong cách sáng tác và chủ đề của hai nhà hội họa đi trước là Camille Pissarro and Édouard Manet.[11] Sau nhiều lần liên tiếp bị ban giám khảo triển lãm Salon loại, ông bắt tay với Monet, Sisley, Pissarro và vài họa sĩ khác tổ chức triển lãm hội họa ấn tượng đầu tiên vào tháng Tư, 1874. Tại đây, ông trưng bày sáu bức tranh. Cho dù giới phê bình nhìn chung không ưa triển lãm này, các tác phẩm của Renoir lại khá được đón nhận.[7] Cũng trong năm đó, hai tác phẩm của ông được Durand-Ruel ở London mua lại.[10]

Với hy vọng kiếm được kế sinh nhai qua vẽ tranh chân dung đặt hàng, trong triển lãm thứ hai của các họa sĩ ấn tượng vào năm 1876, Renoir trưng bày chủ yếu tranh chân dung.[12] Năm sau đó, tại triển lãm thứ ba của nhóm, ông góp mặt với nhiều thể loại tranh hơn, bao gồm bức Khiêu vũ ở Le Moulin de la Galette (Dance at Le Moulin de la Galette)Xích đu (The Swing).[12] Renoir không dự triển lãm thứ tư của nhóm ấn tượng, thay vào đó ông gửi tác phẩm tới Salon. Cuối thập niên 1870, đặc biệt sau thành công của bức Bà Charpentier và lũ trẻ (Mme Charpentier and her Children, 1878) ở Salon 1879, Renoir đã trở thành họa sĩ thành công và được mến mộ.[7]

 
Xích đu (La Balançoire), 1876, tranh sơn dầu, Bảo tàng Orsay, Paris

Năm 1881, Renoir tới Algérie, đất nước có mối liên hệ với họa sĩ Eugène Delacroix,[13] rồi tới Madrid, để ngắm tác phẩm của Diego Velázquez. Tiếp sau đó, ông khởi hành tới Italia để xem trứ tác của TitzianoFlorence và tranh của RaphaelRome. Vào ngày 15 tháng Một năm 1882, Renoir gặp gỡ nhà soạn nhạc Richard Wagner tại nhà riêng của ông ở Palermo, Sicily. Renoir vẽ chân dung Wagner chỉ trong vòng ba mươi lăm phút. Cùng năm đó, bệnh viêm phổi tàn phá hệ hô hấp của Renoir, buộc ông phải dưỡng bệnh sáu tuần ở Algeria.[14]

 
Khiêu vũ ở Le Moulin de la Galette (Bal du moulin de la Galette), 1876, Bảo tàng Orsay

Năm 1883, Renoir dành cả mùa hè ở Guernsey, một hòn đảo nằm trên eo biển Anh quốc, sở hữu phong cảnh

đa dạng gồm có biển, vách đá và vịnh. Tại đây, ông sáng tác mười lăm bức tranh chỉ trong vòng hơn một tháng. Phần lớn tranh vẽ Moulin Huet, vịnh nằm ở Saint Martin's, Guernsey. Những bức tranh này là được sử dụng để làm một bộ tem kỉ niệm vào năm 1983.

Trong thời gian sống và làm việc tại Montmartre, Renoir thuê Suzanne Valadon làm người mẫu. Valadon đã làm mẫu cho Renoir (The Large Bathers, 1884–1887; Dance at Bougival, 1883)[15] và nhiều họa sĩ đồng sự của ông. Valadon tranh thủ nghiên cứu kỹ thuật của các họa sĩ và cuối cùng trở thành một trong những họa sĩ hàng đầu của thời kỳ này.

 
Bữa trưa trên thuyền, 1880–1881

Năm 1887 kỷ niệm tròn 50 năm nữ hoàng Victoria trị vì, đáp lời đề nghị của thuộc hạ nữ hoàng Phillip Richbourg, Renoir gửi vài bức tranh cho "Bộ tranh của các họa sĩ ấn tượng Pháp" để làm lễ vật chúc mừng nữ hoàng.

Năm 1890, ông kết hôn với Aline Victorine Charigot, thợ may váy trẻ hơn ông hai mươi tuổi.[16] Charigot, cùng với nhiều người bạn khác của Renoir, đã làm mẫu cho ông vẽ bức tranh Le Déjeuner des canotiers (Bữa trưa trên tàu, Luncheon of the Boating Party, cô là nhân vật nữ bên trái đang chơi đùa với chú chó) năm 1881. Họ đã có với nhau một người con trai tên là Pierre, sinh năm 1885.[14] Sau khi lấy vợ, Renoir vẽ nhiều cảnh có vợ xuất hiện và cảnh cuộc sống hằng ngày của gia đình, gồm có lũ trẻ và y tá gia đình, Gabrielle Renard, em họ của Aline. Gia đình Renoir có ba con: Pierre Renoir (1885–1952), trở thành diễn viên phim ảnh và sân khấu; Jean Renoir (1894–1979), sau này là nhà làm phim; Claude Renoir (1901–1969), nghệ nhân làm gốm.

Cuối đời

sửa
 
Pierre-Auguste Renoir, c. 1910

Khoảng năm 1892, Renoir bị thấp khớp ngày càng nặng. Năm 1907, ông chuyển tới một nơi ấm áp hơn gọi là "Les Collettes", một nông trang ở làng Cagnes-sur-Mer, Provence-Alpes-Côte d'Azur ở gần ven biển Địa Trung Hải.[17] Renoir tiếp tục sáng tác tranh trong suốt hai mươi năm cuối đời dù bệnh thấp khớp cản trở khả năng di chuyển của ông. Ông lại mắc thêm cả tình trạng biến dạng ở tay và chứng cứng liền khớp ở vai phải, buộc ông phải thay đổi kỹ thuật vẽ. Người ta thường nói rằng khi bệnh thấp khớp trở nặng, ông nhờ người nhét cọ vào giữa các ngón tay tê cứng,[18] nhưng điều này không đúng sự thật. Renoir vẫn có thể cầm cọ được, cho dù ông cần người giúp đặt cọ vào tay.[19] Hình ảnh tay Renoir bị băng bó, xuất hiện trong các bức ảnh cuối đời họa sĩ, chỉ nhằm mục đích ngăn chặn kích ứng da.[19] Khi được hỏi tại sao ông tiếp tục vẽ tranh khi mà phải chịu bệnh viêm khớp đau đớn, ông đáp: "Cơn đau sẽ qua, vẽ đẹp còn mãi".[20]

Năm 1919, Renoir thăm bảo tàng Louvre để ngắm các tác phẩm của mình treo bên cạnh tác phẩm của các họa sĩ bậc thầy cổ điển. Trong thời gian này, ông sáng tác điêu khắc cùng với một nghệ sĩ trẻ Richard Guino, người chuyên xử lý đất sét.

Renoir qua đời ngày 3 tháng 12 năm 1919 ở Cagnes-sur-Mer, hưởng thọ 78 tuổi.[21]

Nghệ thuật

sửa
 
Hai chị em (Trên sân thượng), tranh sơn dầu trên vải, 1881, Viện Nghệ thuật Chicago

Tranh vẽ của Renoir nổi tiếng vì ánh sáng rực rỡ, màu sắc nồng đậm, đa phần khắc họa con người trong bố cục gần gũi hoặc vô tư. Nữ giới khỏa thân cũng là đề tài chính của ông. Tuy nhiên, năm 1876, một nhà phê bình viết trên tờ Le Figaro: "Cố gắng giải thích cho quý ngài Renoir hiểu rằng phần thân trên của nữ giới không phải là một khối khịt phân tách in những cái vết xanh xanh tím tím vốn là dấu hiệu của trạng thái phân hủy trên xác chết."[22] Nhưng trong phong cách hội họa ấn tượng, Renoir thường đưa vào các chi tiết tạo nên từ các vệt cọ ngẫu hứng, để nhân vật hòa quyện nhẹ nhàng với người khác với khung cảnh xung quanh.

 
Chân dung Irène Cahen d'Anvers (La Petite Irène), 1880, Quỹ E.G. Bührle, Zürich[23]

Các tác phẩm đầu tay của Renoir chứng tỏ ông chịu ảnh hưởng từ cách tô màu của Eugène Delacroix và ánh sáng của Camille Corot. Renoir cũng ngưỡng mộ các họa sĩ hiện thực như Gustave CourbetÉdouard Manet, tác phẩm ban đầu của Renoir rất giống các họa sĩ này ở chỗ sử dụng màu đen. Renoir còn hâm mộ cách miêu tả chuyển động của Edgar Degas. Một số họa sĩ khác mà Renoir cực kỳ ái mộ là François BoucherJean-Honoré Fragonard.[24]

Trong các tác phẩm thời kỳ đầu của Renoir thì Diana (1897) là ví dụ tiêu biểu cho thấy ảnh hưởng từ chủ nghĩa hiện thực của Courbet. Nhìn thoáng qua có thế thấy đây là tác phẩm lấy chủ đề thần thoại, được hoàn thành trong xưởng vẽ. Nhân vật trong tranh đang ngồi vững chắc trên một cảnh sắp sẵn và đang quan sát tỉ mỉ. Cuối thập niên 1860, nhờ luyện tập vẽ ánh sáng và mặt nước en plein air (ngoài trời), Renoir và bạn vẽ Claude Monet khám phá ra rằng màu sắc của bóng râm không phải màu nâu hay đen, mà là màu sắc được phản xạ lại từ vật thể, hiệu ứng này ngày nay gọi là phản xạ khuếch tán. Renoir và Monet đã cùng nhau ngồi vẽ vài bức tranh, thể hiện cùng khung cảnh.

Một trong những tác phẩm hội họa ấn tượng xuất sắc nhất là bức Khiêu vũ ở Le Moulin de la Galette (Bal du moulin de la Galette) được Renoir sáng tác năm 1876. Tác phẩm miêu tả một khung cảnh ngoài trời, rất đông người đang tụ tập tại một khu vườn khiêu vũ nổi tiếng ở Butte Montmartre, gần nơi ông đang cư trú. Các tác phẩm đầu thời kỳ ông mới bắt đầu đạt độ chín trong sự nghiệp thường là những lát cắt của đời sống thực, rất điển hình của hội họa ấn tượng, tràn ngập ánh sáng và màu sắc lấp lánh.

 
Một bức trong loạt tranh, Người tắm tóc vàng (1881)

Tuy vậy, đến giữa thập niên 1880, Renoir rời xa phong trào ấn tượng để áp dụng kỹ thuật vẽ nguyên tắc hơn, chính thống hơn cho tranh chân dung và tranh nhân vật, đặc biệt là phụ nữ. Chuyến du ngoạn sang Italia năm 1881, tận mắt ngắm tác phẩm của Raphael, Leonardo da Vinci, Titziano, và các bậc thầy khác thời Phục Hưng, đã khiến ông tin rằng ông đang đi sai đường. Lúc ấy ông tuyên bố: "Tôi đã đi xa nhất có thể với chủ nghĩa ấn tượng rồi và tôi nhận ra rằng tôi chẳng thể vẽ được nữa".[25]

 
Những cô gái chơi đàn dương cầm, 1892, Bảo tàng Orsay, Paris

Trong vài năm sau đó, ông vẽ theo lối khắt khe hơn nhằm trở về với chủ nghĩa cổ điển.[26] Tập trung vào việc vẽ phác thảo và nhấn mạnh đường nét nhân vật, ông hoàn thành các tác phẩm như Người tắm tóc vàng (Blonde Bather, 1881 and 1882) and Những người đang tắm tranh cỡ lớn (The Large Bathers, 1884–87; Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia). Thời kỳ này thỉnh thoảng được gọi là "thời kỳ Ingres" của Renoir.[27]

Sau năm 1890, ông lại thay đổi hướng đi một lần nữa. Từ bỏ đường nét tỉ mỉ, ông quay trở lại với những nét cọ mỏng, như trong các tác phẩm thuở ban đầu.

Từ thời kỳ này trở đi, ông tập trung vẽ cảnh khỏa thân và cảnh trong nhà, tiêu biểu như bức Những cô gái chơi đàn dương cầm (Girls at the Piano, 1892) và Grandes Baigneuses, 1887. Bức Grandes Baigneuses, 1887 là tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất trong các bức tranh khỏa thân trần trụi thời kỳ sau của Renoir.[28]

Là một họa sĩ có sức sáng tác dồi dào, ông đã vẽ hàng nghìn bức tranh. Tính khoái lạc ấm cúng trong phong cách tranh Renoir khiến tác phẩm của ông trở nên nổi tiếng bậc nhất và được sao chép thường xuyên nhất trong lịch sử mỹ thuật. Bộ sưu tập tranh Renoir lớn nhất, gồm 181 bức, thuộc sở hữu của Quỹ BarnesPhiladelphia.

Tác phẩm

sửa

Tranh chân dung và phong cảnh

sửa

Tranh chân dung

sửa

Tranh khỏa thân

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ "Renoir". Random House Webster's Unabridged Dictionary.
  2. ^ The Meaning of Art của Herbert, trang 127. Faber, 1931.
  3. ^ Renoir, Jean (1962). Renoir, My Father. Collins. tr. 57–67.
  4. ^ a b Jennings, Guy (2003). History & Techniques of the Great Masters: Renoir. Luân Đôn: Quantum Publishing Ltd. tr. 6. ISBN 1861604696.
  5. ^ Vollard, Ambroise (1925). Renoir, An Intimate Record. Knopf. tr. 24-29.
  6. ^ Vollard, Ambroise (1925). Renoir, An Intimate Record. Knopf. tr. 30.
  7. ^ a b c Distel, Anne. "Renoir, Auguste." Grove Art Online. Oxford Art Online. Nhà xuất bản Đại học Oxford. Web. 27 tháng 12 năm 2014.
  8. ^ Wadley, Nicholas: Renoir, A Retrospective, trang 15. Park Lane, 1989.
  9. ^ Renoir, Jean, tr 118–21.
  10. ^ a b Wadley, trang 15.
  11. ^ Haine, Scott (2000). The History of France (ấn bản thứ 1). Nhà xuất bản Greenwood. tr. 112. ISBN 0-313-30328-2.
  12. ^ a b Brodskaja, Natalja (2010). Impressionism. Luân Đôn: Nhà xuất bản Parkstone. tr. 114. ISBN 9781844847433.
  13. ^ Poulet, A. L.; Murphy, A. R. (1979). Corot to Braque: French Paintings from the Museum of Fine Arts, Boston. Boston: The Museum. tr. 117. ISBN 0-87846-134-5.
  14. ^ a b Wadley, tr. 25.
  15. ^ Wadley, pages 371, 374.
  16. ^ Renoir, Jean (2001). Renoir, My Father. NYRB Classics. tr. 200. ISBN 0940322773.
  17. ^ Wadley, page 28.
  18. ^ André, Albert: Renoir. Crés, 1928.
  19. ^ a b Boonen, Annelies; Rest, Jan van de; Dequeker, Jan; Linden, Sjef van der (20 tháng 12 năm 1997). “Boonen, A.; van de Rest, J.; Dequeker, J.; van der Linden, S.: "How Renoir Coped with Rheumatoid Arthritis". British Medical Journal, 1997:315:1704–1708”. BMJ. Bmj.com. 315 (7123): 1704–1708. doi:10.1136/bmj.315.7123.1704. PMC 2128020. PMID 9448547. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2012.
  20. ^ “Alexandre Renoir Exhibit at Monthaven Arts & Cultural Center in Hendersonville”. news.yahoo.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2019.
  21. ^ “Renoir Biography, Life & Quotes”. The Art Story. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2021.
  22. ^ “La Parisienne, Renoir (1874)”. The Guardian. 16 tháng 6 năm 2001. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
  23. ^ “Porträt Mademoiselle Irène Cahen d'Anvers (Die kleine Irene) · Auguste Renoir · Stiftung Sammlung E.G. Bührle”. www.buehrle.ch.
  24. ^ Rey, Robert: La Peinture française à la fin du XIXe siècle, la renaissance du sentiment classique : Degas, Renoir, Cézanne, Gauguin, Seurat, Les Beaux-Arts, Van Oest, 1931 (thesis).
  25. ^ Ruggiero, Rocky, Renaissancing Renoir, rockyruggiero.com Making Art and History Come To Life webinar, April 19, 2022
  26. ^ Clark, Kenneth: The Nude, pages 154–61. Penguin, 1960.
  27. ^ Asked late in life if he felt an affinity to Ingres, he responded: "I should very much like to", Rey, quoted in Wadley, page 336.
  28. ^ "For me, Renoir becomes a really great artist in the late nudes, above all in Les Grandes Baigneuses". David Sylvester, quoted by Wadley, page 378

Liên kết ngoài

sửa