Ashigara (tàu tuần dương Nhật)

Ashigara (tiếng Nhật: 足柄) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Myōkō bao gồm bốn chiếc; những chiếc còn lại trong lớp này là Myōkō, NachiHaguro. Tên của nó được đặt theo một ngọn núi giáp ranh giữa hai tỉnh KanagawaShizuoka, vốn còn được gọi là núi Kintoki. Ashigara đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và bị tàu ngầm Anh Quốc đánh chìm tại vùng biển ngoài khơi Đông Ấn thuộc Hà Lan ngày 8 tháng 6 năm 1945.

Tàu tuần dương hạng nặng Ashigara trong ụ tàu tại Singapore, năm 1942
Lịch sử
Nhật Bản
Đặt tên theo núi Nachi, giữa KanagawaShizuoka
Đặt hàng 1923
Xưởng đóng tàu Xưởng đóng tàu Kawasaki, Kobe
Đặt lườn 11 tháng 4 năm 1924
Hạ thủy 22 tháng 4 năm 1928
Hoạt động 20 tháng 8 năm 1929
Số phận Bị đánh chìm ngoài khơi Đông Ấn thuộc Hà Lan ngày 8 tháng 6 năm 1945
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Myōkō
Trọng tải choán nước 13.300 tấn
Chiều dài 203,76 m (668 ft 6 in)
Sườn ngang 19 m (62 ft 4 in)
Mớn nước 5,03 m (16 ft 6 in)
Động cơ đẩy
  • 4 × Turbine hộp số
  • 12 × nồi hơi Kampon
  • 4 × trục
  • công suất 130.000 mã lực (97 MW)
Tốc độ 65,7 km/h (35,5 knot)
Tầm xa
  • 14.800 km ở tốc độ 26 km/h
  • (8.000 hải lý ở tốc độ 14 knot)
Thủy thủ đoàn tối đa 920–970
Vũ khí
  • 10 × pháo 200 mm (7,9 inch) (5×2)
  • 6 × pháo 120 mm (4,7 inch) (6×1) (8 × từ năm 1935)
  • 2 × súng máy 13 mm
  • 12 × ống phóng ngư lôi 610 mm (24 inch) (4×3) [1]
Bọc giáp
  • đai giáp: 100 mm (4 inch)
  • sàn tàu: 37 mm (1,5 inch)
  • tháp pháo: 25 mm (1 inch)
  • tháp súng: 75 mm (3 inch)
Máy bay mang theo 1 × máy bay
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng

Thiết kế và chế tạo

sửa

Những con tàu trong lớp này có trọng lượng rẽ nước 13.300 tấn, dài 204 m và có thể di chuyển với tốc độ tối đa đến 36 knot (67 km/h). Chúng được trang bị dàn pháo chính bao gồm mười khẩu 203mm (8 inch), hỏa lực mạnh nhất vào thời đó đối với mọi tàu tuần dương trên thế giới. Đặc điểm khác biệt của Ashigara so với những chiếc còn lại trong lớp là nó chỉ mang theo một thủy phi cơ duy nhất thay vì hai.

Ashigara được đặt lườn tại Xưởng đóng tàu Kawasaki tại Kobe vào ngày 11 tháng 4 năm 1924, được hạ thủy vào ngày 22 tháng 4 năm 1928, và được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Đế quốc Nhật Bản vào ngày 20 tháng 8 năm 1929.

Lịch sử hoạt động

sửa

Khởi đầu Thế Chiến II, Ashigara tham gia cuộc Chiếm đóng the Philippines trong tháng 12 năm 1941. Sau đó, trong Trận chiến biển Java vào ngày 1 tháng 3 năm 1942, nó đã góp phần vào việc đánh chìm tàu tuần dương Anh HMS Exetertàu khu trục HMS Encounter.

Từ năm 1942 đến năm 1944 Ashigara được phân công các vai trò tuần tra và vận chuyển binh lính nên không có hoạt động tác chiến nào được ghi nhận.

Trong Trận chiến vịnh Leyte vào ngày 24 tháng 10 năm 1944, Ashigara dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Đại tá Hải quân Hayao Miura được phân về lực lượng của Phó Đô đốc Kiyohide Shima cùng với Nachi và tám tàu khu trục. Lực lượng này tiến vào eo biển Surigao vào ngày 25 tháng 10 sau khi lực lượng của Đô đốc Shoji Nishimura đã bị tiêu diệt. AshigaraNachi đã phóng các quả ngư lôi của chúng vào đối phương rồi rút lui. Trên đường rút lui Nachi bị hư hại do va chạm với chiếc tàu tuần dương Mogami.

Vào tháng 12 năm 1944, Ashigara tham gia vào cuộc tấn công lực lượng Mỹ đang đổ bộ lên đảo Mindoro thuộc Philippines. Vào ngày 26 tháng 12, nó chịu đựng một đợt không kích và bị hư hại bởi một quả bom 227 kg (500 lb), nhưng vẫn có thể bắn phá vào bãi đổ bộ của quân Mỹ trong ngày 27 tháng 12.

Vào ngày 8 tháng 6 năm 1945, Ashigara rời Batavia đi đến Singapore với 1.600 binh sĩ trên tàu và được hộ tống bởi tàu khu trục Kamikaze. Tại eo biển Bangka, chúng bị các tàu ngầm Đồng Minh USS Blueback, HMS TrenchantHMS Stygian chặn đánh. Kamikaze tấn công Trenchant bằng hải pháo, buộc nó phải lặn xuống, rồi tiếp tục tấn công bằng mìn sâu, nhưng thuyền trưởng là Trung tá Hải quân Arthur Hezlet phát hiện ra Ashigara và bắn một loạt tám quả ngư lôi vào chiếc tàu tuần dương lúc khoảng 12 giờ 15 phút. Ashigara trúng phải năm quả ở khoảng cách 3.600 m (4.000 yard),[2] rồi bị lật úp lúc 12 giờ 37 phút. Kamikaze cứu được 400 binh sĩ và 853 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó có Thuyền trưởng Chuẩn Đô đốc Hayao Miura.

Danh sách thuyền trưởng

sửa

Tham khảo

sửa

Ghi chú

sửa
  1. ^ Lacroix, Japanese Cruisers, p. 808-809.
  2. ^ “Submarine History: Submarine Service: Operations and Support: Royal Navy”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2009.

Sách

sửa

Liên kết ngoài

sửa