Apple A6X
Chiếc Apple A6X là chip SoC 32-bit được thiết kế bởi Apple Inc.. Chip được giới thiệu cùng thời điểm ra mắt iPad thế hệ thứ 4 vào ngày 23 tháng 10 năm 2012. Đây là một biến thể hiệu suất cao của chiếc Apple A6 và là chiếc chip 32-bit cuối cùng Apple sử dụng trên thiết bị iOS trước khi Apple chuyển sang chip 64-bit. Apple cho biết chip A6X có hiệu suất CPU và GPU có thể gấp lên tới hai lần so với chip tiền nhiệm Apple A5X.[5] Apple ngừng cung cấp các bản cập nhật phần mềm cho iPad thế hệ thứ 4 vào 2019 với sự ra mắt của iOS 10.3.4 dành cho các thiết bị di động, từ đó chính thức ngừng hỗ trợ cho chiếc chip này sau khi hãng ngừng sản xuất thiết bị với sự ra mắt của iOS 11 vào 2017.
Thông tin chung | |
---|---|
Ngày bắt đầu sản xuất | 2 tháng 11, 2012 |
Ngày ngừng sản xuất | 16 tháng 10, 2014 |
Thiết kế bởi | Apple Inc. |
Nhà sản xuất phổ biến | |
Mã sản phẩm | S5L8955X |
Hiệu năng | |
Xung nhịp tối đa của CPU | 1.4 GHz[1] |
Bộ nhớ đệm | |
Bộ nhớ đệm L1 | 32 KB chỉ dẫn + 32 KB dữ liệu[2] |
Bộ nhớ đệm L2 | 1 MB[3] |
Kiến trúc và phân loại | |
Ứng dụng | Di động |
Công nghệ node | 32 nm.[4] |
Vi kiến trúc | Swift[1] |
Tập lệnh | ARMv7-A:[1] |
Thông số vật lý | |
Nhân |
|
GPU | PowerVR SGX554MP4 (4 nhân)[1] |
Sản phẩm, mẫu mã, biến thể | |
(Các) biến thể | |
Lịch sử | |
Tiền nhiệm | Apple A5X |
Kế nhiệm | Apple A7 (biến thể APL5698) |
Thiết kế
sửaApple A6X là chip được sử dụng trên dòng iPad thế hệ thứ tư[6]. Theo Apple thì A6X có tốc độ nhanh hơn A6 2 lần[7], có CPU 2 nhân và 4 nhân đồ họa[8]. Chip A6X có xung nhịp lên tới 1.4 GHz với ARMv7-A được thiết kế bởi Apple Inc., kiến trúc dual-core CPU của nó được gọi là Swift,[1] giới thiểu với Apple A6.[9] Nó có chiếc PowerVR SGX554MP4 graphics processing unit với 4 nhân GPU[1] chạy ở 300 MHz[cần dẫn nguồn] và bộ nhớ 4 luồng với hệ thống bố nhớ con.[1] Nó có bộ nhớ LPDDR2-1066 DRAM, tăng tốc độ băng thông bộ nhớ lên tới 17 GB/s.[3]
Không giống như chiếc A6, nhưng giống như chiếc A5X, máy truyền nhiệt của chiếc Apple A6X, không có RAM, và không phải là Package on Package (PoP) assembly. Nó có một chiếc die với diện tích là 123 mm2, 30% to hơn chiếc A6.[4]. Chiếc A6X được gia công bởi Samsung và sau này là hãng điện tử Đài Loan TSMC[10] vì một vụ bất đồng với hãng cũ.
Các món hàng chứa A6X
sửaXem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ a b c d e f g h Lal Shimpi, Anand (2 tháng 11 năm 2012). “iPad 4 GPU Performance Analyzed: PowerVR SGX 554MP4 Under the Hood”. AnandTech. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
- ^ “iPad (4th generation)”. Geekbench. 12 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2013.
- ^ a b Lal Shimpi, Anand (6 tháng 12 năm 2012). “iPad 4 (Late 2012) Review: CPU Performance”. AnandTech. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2013.
- ^ a b “Inside the Apple iPad 4 – A6X a very new beast!”. Chipworks. 1 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Apple Introduces iPad mini”. Apple. 23 tháng 10 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
- ^ Apple A6X revealed: New flagship chip - SlashGear
- ^ “Apple's New A6X Chip Is Twice As Powerful As the Old iPad Guts”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2024.
- ^ Apple - iPad - View all the technical specifications
- ^ Lal Shimpi, Anand; Klug, Brian; Gowri, Vivek (16 tháng 10 năm 2012). “The iPhone 5 Review - Decoding Swift”. AnandTech. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2013.
- ^ Apple to move A6X production from Samsung to TSMC.