Apolemichthys kingi

loài cá

Apolemichthys kingi là một loài cá biển thuộc chi Apolemichthys trong họ Cá bướm gai. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1984.

Apolemichthys kingi
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Pomacanthidae
Chi (genus)Apolemichthys
Loài (species)A. kingi
Danh pháp hai phần
Apolemichthys kingi
Heemstra, 1984

Từ nguyên

sửa

Từ định danh của loài được đặt theo tên của Dennis King, người đã phát hiện và thu thập các mẫu vật của loài cá này[2].

Phạm vi phân bố và môi trường sống

sửa

A. kingi là một loài bản địa của vùng biển Tây Nam Ấn Độ Dương, có phạm vi trải dài từ đảo Inhaca (Mozambique) đến vùng biển giữa vịnh Kosibãi cạn AliwalNam Phi[1].

Loài này sống gần các rạn đá ngầm với sự phát triển phong phú của hải miên, thường được quan sát phổ biến ở độ sâu hơn 25 m[1] và độ sâu lớn nhất được biết đến là 60 m (thỉnh thoảng cũng được nhìn thấy ở độ sâu nông hơn 20 m)[3].

Mô tả

sửa

A. kingi có chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận là 25 cm. Cơ thể của loài này đặc trưng bởi các vệt sọc màu vàng như vằn hổ ở nửa thân trên. Nửa thân trên và toàn bộ vây đuôi của A. kingi có màu đen, vùng thân dưới có màu trắng. Đầu có màu xám. Trên nắp mang có một đốm đen lớn. Rìa vây lưng và vây đuôi có màu trắng. Cá con có kiểu màu tương tự như cá trưởng thành, nhưng cơ thể có các dải sọc dọc màu đen, trong đó có một dải băng qua mắt, và thêm một đốm đen lớn viền màu vàng kim ở vây lưng sau[3][4].

Số gai ở vây lưng: 15; Số tia vây ở vây lưng: 16–17; Số gai ở vây hậu môn: 3–4; Số tia vây ở vây hậu môn: 17–18; Số tia vây ở vây ngực: 16–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5[5].

Sinh thái

sửa

Thức ăn của A. kingihải miên và những loài thuộc phân ngành Sống đuôi. A. kingi thường sống đơn độc hoặc bơi theo cặp[3], đôi khi hợp thành những nhóm nhỏ, bao gồm một con đực thống trị và bầy cá cái trong hậu cung của nó[1].

Loài này khá nhát, thường bơi ngay vào hang khi các thợ lặn tiếp cận chúng, đặc biệt là cá con rất hiếm khi được nhìn thấy[3][4].

A. kingi được ghi nhận là đã tạo ra những cá thể lai với Apolemichthys trimaculatus, một loài có cùng phạm vi với chúng, tại bãi cạn Aliwal ngoài khơi Nam Phi[6].

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d R. Pyle; M. T. Craig; L. A. Rocha (2010). Apolemichthys kingi. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2010: e.T154809A4639390. doi:10.2305/IUCN.UK.2010-4.RLTS.T154809A4639390.en. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Scharpf, C.; Lazara, K. J. (2021). “Order ACANTHURIFORMES (part 1)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  3. ^ a b c d Dennis King (2014). The Reef Guide: fishes, corals, nudibranchs & other vertebrates East & South Coasts of Southern Africa. Nhà xuất bản Penguin Random House South Africa. tr. 319-320. ISBN 978-1775841388.
  4. ^ a b Phillip C. Heemstra; Elaine Heemstra (2004). Coastal Fishes of Southern Africa. Nhà xuất bản NISC (PTY) LTD. tr. 279. ISBN 978-1920033019.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Margaret M. Smith; Phillip C. Heemstra (2012). Smiths’ Sea Fishes. Nhà xuất bản Springer Science & Business Media. tr. 624. ISBN 978-9251045893.
  6. ^ Yi-Kai Tea và cộng sự (2020). “Angels in disguise: sympatric hybridization in the marine angelfishes is widespread and occurs between deeply divergent lineages” (PDF). Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 287 (1932): 1–8. doi:10.1098/rspb.2020.1459.