Anna Amalie của Phổ (tiếng Đức: Anna Amalie von Preußen; 9 tháng 11 năm 1723 – 30 tháng 3 năm 1787) là một nhà soạn nhạc và giám tuyển âm nhạc người Đức thời kỳ cận đại, và còn là Nữ Thân vương Viện mẫu xứ Quedlinburg. Anna Amalie là Vương nữ Phổ với tư cách là con gái của Friedrich Wilhelm I của Phổ và là em gái của Friedrich Đại đế.

Anna Amalie của Phổ
Chân dung của Anna Amalie trong vai amazon bởi Antoine Pesne, trước 1757
Nữ Thân vương Viện mẫu xứ Quedlinburg
Tại vị1755–30 tháng 3 năm 1787
Tiền nhiệmMarie Elisabeth xứ Schleswig-Holstein-Gottorp
Kế nhiệmSofia Albertina của Thụy Điển
Thông tin chung
Sinh9 tháng 11 năm 1723
Berlin, Vương quốc Phổ
Mất30 tháng 3 năm 1787 (63 tuổi)
Berlin, Vương quốc Phổ
An tángNhà thờ lớn Berlin
Hoàng tộcHohenzollern
Thân phụFriedrich Wilhelm I Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuSophie Dorothea của Hannover

Đầu đời

sửa
 
Bức tranh năm 1729 của Antoine Pesne cho thấy chuyến viếng thăm của August II Mạnh mẽ, Tuyển hầu xứ SachsenVua của Ba Lan. Mẹ của Amalie đứng ở giữa, các chị gái của bà ở bên phải Vương hậu và Amalie 6 tuổi ở bên trái, mặc váy màu xanh nhạt.

Vương nữ Anna Amalie của Phổ sinh ngày 9 tháng 11 năm 1723 tại Berlin, Vương quốc Phổ, là đứa con thứ 12 và là con gái thứ 7 của Friedrich Wilhelm I và vợ, Sophie Dorothea của Hannover. Anna Amalie có 13 anh chị em, 10 người trong số đó sống sót đến tuổi trưởng thành, bao gồm cả Friedrich Đại đế sau này. Những đứa trẻ của vương thất Phổ được nuôi dưỡng tại Berlin, nơi chúng sống trong Cung điện Hoàng gia (Königliches Schloss; ngày nay là Cung điện Berlin/Berliner Schloss), nhưng chúng cũng thường xuyên dành thời gian tại dinh thụ yêu thích của nhà vua, jagdschloss ("lâu đài săn bắn") tại Königs Wusterhausen.

Amalie có năng khiếu âm nhạc, giống như Thái tử Friedrich, nhưng Vương nữ chỉ có thể được học chính thức sau cái chết của người cha vũ phu, người coi âm nhạc là sự suy đồi.[1] Friedrich Wilhelm có tính khí thất thường,[2] thường kéo tóc của Amalie qua một căn phòng trong cơn giận dữ. Tuổi thơ của Amalie bị lu mờ bởi cha bà: được mô tả là một người lính không được học hành, không được trau chuốt và khắc khổ, ông là một kẻ nghiện rượu có sở thích hút tẩu với những người dân thường, một người theo chủ nghĩa Calvin cực kỳ ngoan đạo nhưng hẹp hòi,[2] là người yêu vợ và chung thủy với bà, nhưng lại cư xử bạo lực với cả gia đình, những người cận thần và bất kỳ ai làm nhà vua bực tức.[3] Âm nhạc trở thành niềm an ủi thầm kín của Amalie. Vương nữ lần đầu tiên được dạy bởi Thái tử Friedrich với sự hỗ trợ của mẹ, và học chơi đàn harpsichord, sáovĩ cầm.

Vào tháng 5 năm 1740 khi Amalie 7 tuổi, Friedrich Wilhelm II qua đời và anh trai cả của Amalie lên kế vị, lấy hiệu là Friedrich II.[4]

Đề xuất hôn nhân

sửa

Sau khi Công tử Adolf Friedrich xứ Holstein-Gottorp được bầu làm người thừa kế của vị vua Thụy Điển không có hậu duệ là Fredrik I vào năm 1743, Phổ, Nga và Thụy Điển đã thực hiện một liên minh.[5] Một cuộc hôn nhân được đề xuất giữa vị Trữ quân Thụy Điển mới với Amalie hoặc chị gái là Luise Ulrike. Vua Friedrich cho rằng Luise Ulrike quá tham vọng để có thể trở thành một Vương hậu tốt trong một chế độ quân chủ tương đối yếu thế,[6] khi Thụy Điển đang ở trong Kỷ nguyên tự do (1720–1772), một thời kỳ quản lý theo chế độ nghị viện.[5] Nhà vua mô tả Amalie là người ôn hòa và tốt bụng, do đó phù hợp hơn với vai trò này. Friedrich được cho là đã tin rằng Amalie sẽ dễ kiểm soát hơn khi làm điệp viên Phổ tại triều đình Thụy Điển. Tuy nhiên, công sứ Thụy Điển lại thích Luise Ulrike hơn, và Vưong nữ sau đó kết hôn thông qua ủy nhiệm vào tháng 7 năm 1744.

Abbess, composer, and music curator

sửa
 
Chân dung sau khi qua đời của họa sĩ theo trường phái hiện thực Adolph Menzel.

Năm 1755, sau cái chết của nữ tu viện trước đó là Marie Elisabeth xứ Schleswig-Holstein-Gottorp, Amalie được bầu làm Nữ Thân vương Viện mẫu của Tu viện Hoàng gia Thế tục Tự do Quedlinburg (tiếng Đức: Kasierlich Freie Weltliche Reichsstift Quedlinburg),[7] khiến cho Amalie trở thành một người phụ nữ giàu có và có ảnh hưởng, với quyền ngồi và phát biểu tại Đại hội Đế quốc.[8] Bà dành phần lớn thời gian tại Berlin và cống hiến hết mình cho âm nhạc, trở nên nổi tiếng là một nhà bảo trợ và nhà soạn nhạc. Năm 1758, Amalie bắt đầu học lý thuyết âm nhạc và sáng tác từ Johann Kirnberger, một học trò của Johann Sebastian Bach.

Anna Amalie đạt được danh tiếng khiêm tốn và được biết đến nhiều nhất qua nhạc thính phòng, bao gồm các bản tam tấu, hành khúc, cantata, bài háttẩu pháp. Trong số các sáng tác của Amalie, tác phẩm mà bà yêu thích nhất là cantata passion Der Tod Jesu ("Cái chết của Chúa Jesus"), dựa trên một bài thơ của Karl Wilhelm Ramler. Chỉ một số ít tác phẩm của Amalie còn tồn tại và bà có thể đã phá hủy nhiều sáng tác của chính mình, vì bà tự mô tả mình là người rất rụt rè và hay tự phê bình. Nhiều sáng tác khác của Amalie có thể xuất hiện sau khi phát hiện ra kho lưu trữ của Sing-Akademie zu Berlin tại Kyiv vào năm 2000, đã bị thất lạc kể từ Thế chiến thứ II.[9]

Amalie also collected music, preserving over 600 volumes by Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Georg Philipp Telemann, Carl Heinrich Graun and Carl Philipp Emanuel Bach, among others. Her library was split between East Germany and West Germany after World War II and reunited after the German reunification of 1990. Today it is housed in the Berlin State Library.[9]

Amalie cũng sưu tầm nhạc, lưu giữ hơn 600 tập của Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Georg Philipp Telemann, Carl Heinrich GraunCarl Philipp Emanuel Bach, cùng nhiều nhà soạn nhạc khác. Thư viện của Amalie bị chia cắt giữa Đông ĐứcTây Đức sau Thế chiến thứ II và được hợp nhất sau khi nước Đức tái thống nhất vào năm 1990. Ngày nay, nó được lưu giữ tại Thư viện Nhà nước Berlin.[9]

Nữ Thân vương Viện mẫu Anna Amalie qua đời vào ngày 30 tháng 3 năm 1787 ở tuổi 63,[10] và được chôn cất tại Nhà thờ Berlin. Anna Amalie sau đó được kế vị bởi cháu gái là Vương nữ Sofia Albertina của Thụy Điển.

Một số các tác phẩm

sửa

Sonata cung Fa trưởng (cho sáo và basso continuo) (1771)

sửa

I. Adagio, II. Allegretto, III. Allegro ma non troppo[11]

Bản sonata dành cho sáo có lẽ là tác phẩm nổi tiếng nhất của Amalie,[12] và có thời lượng khoảng 11 phút.[11]

Concerto cho đàn harpsichord cung Sol trưởng

sửa

I. Allegro, Sol thứ, II. Andantino, Đô trưởng, III. Allegro, Sol trưởng

Bản concerto được sáng tác cho đàn harpischord độc tấu, 2 sáo, 2 ô-boa, 2 kèn pha-gốt và đàn dây. Bản này được viết cho dàn nhạc thính phòng và có thể chơi với chỉ một người cho mỗi phần, với thời lượng khoảng 13 phút. Bản nhạc có phần độc tấu được tích hợp tốt, và chương thứ hai chủ yếu là dàn nhạc. Phần kết giống một bản minuet với tam tấu có phần độc tấu kèn hơi.[13]

Divertimento ở cung Si giáng trưởng (k.1780)

sửa

I. Adagio, Si giáng trưởng, II. Allegro, Si giáng trưởng

Bản divertimento có thể được ảnh hưởng bởi Mozart và có thể là bản nhạc thính phòng đầu tiên có sự góp mặt của kèn clarinet. Mở đầu bằng phần tutti và sau đó được dẫn dắt bởi đàn viola.[13] Dựa trên trang tiêu đề của bản Divertimento (IMSLP.org), bản nhạc thực chất được sáng tác bởi Anna Amalie xứ Braunschweig-Wolfenbüttel

Tổ tiên

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Farquhar 2001, tr. 114.
  2. ^ a b Mitford 2013, tr. 27.
  3. ^ Atkinson 1858, tr. 132-133.
  4. ^ Atkinson 1858, tr. 205.
  5. ^ a b Chisholm 1911, tr. 206.
  6. ^ Jägerskiöld 1945.
  7. ^ Huberty và đồng nghiệp 1989, tr. 162, 172.
  8. ^ Benecke 2014, Appendix III.
  9. ^ a b c Grimsted 2003.
  10. ^ von Ammon 1768, Table 16.
  11. ^ a b “Anna Amalia Princess of Prussia (1723–1787). Sonata in F major. (for flute and continuo)”. EarSense. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  12. ^ “Anna Amalia, Princess of Prussia”. ZKM (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  13. ^ a b “Women of Note. Celebrating two hundred and fifty years of music by women. Anna Amalia (1739–1807)”. Oboe Classics. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2022.
  14. ^ Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive của all the Kings and Princes của sovereign houses của Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 16.

Tài liệu

sửa

Liên kết ngoài

sửa
Anna Amalie
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Marie Elisabeth
Nữ Thân vương Viện mẫu xứ Quedlinburg
1756–1787
Kế nhiệm:
Sofia Albertina