Angélique Kpasseloko Hinto Hounsinou Kandjo Manta Zogbin Kidjo, nghệ danh Angélique Kidjo (sinh ngày 14 tháng Bảy năm 1960), là nữ danh ca người Benin đoạt giải Grammy. Bà cũng đóng phim và là nhà hoạt động nhân quyền. Tạp chí Time gọi bà là "Nữ Diva của Châu Phi".[4] BBC đưa tên Kidjo vào danh sách 50 Nhân vật Biểu tượng của Lục địa Đen.[5] The Guardian chọn bà là một trong 100 Phụ nữ truyền cảm hứng cho thế giới.[6]

Angélique Kidjo
SinhAngélique Kpasseloko Hinto Hounsinou Kandjo Manta Zogbin Kidjo[1][2][3]
14 tháng 7, 1960 (64 tuổi)
Ouidah, Dahomey (now Benin)
Nghề nghiệp
Phối ngẫu
Jean Hébrail (cưới 1987)
Con cái1
Websitewww.kidjo.com
Sự nghiệp âm nhạc
Thể loại
Nhạc cụ
  • Giọng nữ chính
Năm hoạt động1982–hiện tại
Hãng đĩa
Hợp tác với

Âm nhạc Kidjo chịu ảnh hưởng từ nhiều thể loại khác nhau: Afropop, Caribbean zouk, rumba Congo, nhạc jazz, gospel, và nhạc Latin. Bà từng cộng tác với nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: George Gershwin, Jimi Hendrix, Rolling StonesDave Matthews, Kelly Price, Alicia Keys, Branford Marsalis, Ziggy Marley, Philip Glass, Peter Gabriel, Bono, Carlos Santana, John Legend, Herbie Hancock, Josh Groban, Dr John,Kronos Quartet và Cassandra Wilson. Những bài hát nổi tiếng của Kidjo bao gồm "Agolo", "We We", "Adouma", Wombo Lombo", "Afirika", "Batonga" và "Malaika". Album Logozo xếp thứ 37 trong danh sách Những Album Nhạc Dance hay nhất mọi thời đại.[7]

Kidjo nói và hát thông thạo năm thứ tiếng: Fon, Pháp ngữ, Yorùbá, Gen (Mina) và Anh ngữ.[8]

Kidjo nhận giải thưởng Crystal năm 2015 từ Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ[9] và giải thưởng Đại Sứ Lương Tâm Tổ chức ân xá Quốc tế năm 2016.[10]

Thiếu thời

sửa

Kidjo sinh ra ở Ouidah, Benin.[11] Lên sáu tuổi, Kidjo cùng với mẹ biểu diễn ở một nhà hát địa phương. Hoạt động này giúp bà tiếp xúc với ca vũ nhạc dân gian ngay từ nhỏ.[12] Ở tuổi thiếu niên, bà tham gia ban nhạc ở trường và bắt đầu được công chúng biết đến với ca khúc "Les Trois Z" phát trên sóng radio quốc gia. Sau đó, bà cộng tác với nhà sản xuất người Cameroon Ekambi Brilliant, làm album nhạc đầu tay mang tên Pretty. Album thành công giúp bà có được nhiều tour lưu diễn khắp Tây Phi. Xung đột chính trị ở Benin khiến bà phải rời quê hương để chuyển đến sống ở Paris năm 1983.

Tại Paris

sửa

Bà phải làm nhiều công việc khác nhau để có thể trả tiền học phí tại trường nhạc Jazz danh tiếng CIM. Tại đây, bà gặp người chồng tương lai Jean Hebrail và cộng tác với ông trong hầu hết các sản phẩm âm nhạc của bà. Năm 1985, bà là giọng nữ chính cho nhóm nhạc jazz/rock Pili Pili. Cuối thập niên 80, Kidjo là một trong những nghệ sĩ biểu diễn nhạc sống nổi tiếng nhất của Paris. Hãng Island Records kí hợp đồng với bà năm 1991. Năm 2000, Kidjo kí với hãng Columbia RecordsNew York.

Cuộc sống cá nhân

sửa

Kidjo kết hôn với nhà sản xuất âm nhạc người Pháp Jean Hébrail năm 1987. Họ có một người con gái tên Naima, sinh ngày 29 tháng 3 năm 1993.[13]

Đĩa hát

sửa
  • Pretty (1981)
  • Ewa Ka Djo (Let's Dance) (1985)
  • Parakou (1990)
  • Logozo (1991)
  • Ayé (1994)
  • Fifa (1996)
  • Oremi (1998)
  • Keep On Moving: The Best of Angelique Kidjo (2001)
  • Black Ivory Soul (2002)
  • Oyaya! (2004)
  • Djin Djin (2007)
  • Õÿö (2010)
  • Spirit Rising (2012)
  • Eve (2014)
  • Sings with the Orchestre Philharmonique du Luxembourg (2015)
  • Remain in Light (2018)

Tham khảo

sửa
  1. ^ [1] Lưu trữ 2012-10-20 tại Wayback Machine
  2. ^ “Africa | Time for Peace”. Africatimeforpeace.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ “Albums by Angélique Kidjo”. Rate Your Music. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ “Redemption Song”.
  5. ^ “Focus On Africa Magazine | Forum: Who is your African Icon?”. BBC. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
  6. ^ “Angélique Kidjo”.
  7. ^ “The 99 Greatest Dance Albums of All Time”. Thump (bằng tiếng Anh). 14 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  8. ^ “Angélique Kidjo - Bénin | cd mp3 concert biographie news | Afrisson”. www.afrisson.com (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ “Shigeru Ban, Andrea Bocelli, Angélique Kidjo receive Crystal Awards; Open World Economic Forum Annual Meeting in Davos”. Shigeru Ban, Andrea Bocelli, Angélique Kidjo receive Crystal Awards; Open World Economic Forum Annual Meeting in Davos – World Economic Forum. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015.
  10. ^ Foundation, Thomson Reuters (ngày 4 tháng 5 năm 2016). “Angélique Kidjo honoured with Amnesty International top human rights award”. the Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2018.
  11. ^ “Angélique Kidjo - Biographie, discographie et fiche artiste”. RFI Musique (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
  12. ^ “Kidjo's Music Crosses Borders, Boundaries”.
  13. ^ “With a little help from her friends: Angelique Kidjo finds inspiration in world class collaborators:publisher=Global Voice”.