Tiên Nữ (chòm sao)
Chòm sao Tiên Nữ (tiếng Latinh: Andromeda) là một trong 48 chòm sao được nhà thiên văn Hy Lạp-La Mã Claudius Ptolemaeus ghi nhận vào thế kỷ thứ 2 và hiện là một trong 88 chòm sao hiện đại. Nằm trên bầu trời bán cầu bắc, chòm sao này được đặt tên theo Andromeda, con gái của Cassiopeia trong thần thoại Hy Lạp, người bị xích vào đá để làm mồi cho quái vật biển Cetus. Chòm sao Tiên Nữ xuất hiện rõ ràng nhất vào những buổi tối mùa thu ở Bán cầu Bắc, cùng với các chòm sao khác liên quan đến thần thoại Perseus. Do có độ lệch bắc cao, Tiên Nữ chỉ có thể quan sát được từ vĩ độ 40° nam trở lên. Ở các khu vực xa hơn về phía nam, chòm sao này luôn nằm dưới đường chân trời. Tiên Nữ là một trong những chòm sao lớn nhất trên bầu trời, với diện tích 722 độ vuông. Diện tích này lớn hơn Mặt Trăng tròn 1.400 lần, chiếm 55% kích thước của chòm sao lớn nhất là Trường Xà và gấp hơn 10 lần chòm sao nhỏ nhất là Nam Thập Tự.
Chòm sao | |
Viết tắt | And[1] |
---|---|
Sở hữu cách | Andromedae |
Phát âm |
|
Hình tượng | Andromeda, Công chúa bị xiềng[2] |
Xích kinh | 23h 25m 48,6945s–02h 39m 32,5149s[3] h |
Xích vĩ | 53,1870041°–21,6766376°[3]° |
Diện tích | 722[4] độ vuông (19th) |
Sao chính | 16 |
Những sao Bayer/Flamsteed | 65 |
Sao với ngoại hành tinh | 12 |
Sao sáng hơn 3,00m | 3 |
Những sao trong vòng 10,00 pc (32,62 ly) | 3 |
Sao sáng nhất | α And (Alpheratz) (2.07m) |
Sao gần nhất | Ross 248[5] (10.30 ly, 3.16 pc) |
Thiên thể Messier | 3[6] |
Mưa sao băng | Andromedids (Bielids) |
Giáp với các chòm sao | |
Nhìn thấy ở vĩ độ giữa +90° và −40°. |
Ngôi sao sáng nhất trong chòm sao, Alpha Andromedae, là một sao đôi và đồng thời cũng được tính là một phần của chòm sao Phi Mã. Ngôi sao Gamma Andromedae nổi bật với màu sắc rực rỡ và là mục tiêu yêu thích của các nhà thiên văn nghiệp dư. Gần như sáng ngang với Alpha, ngôi sao Beta Andromedae là một sao khổng lồ đỏ có màu sắc dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Điểm nhấn lớn nhất trong chòm sao là Thiên hà Tiên Nữ (M31, còn được gọi là Đại Thiên hà Tiên Nữ), thiên hà xoắn ốc gần nhất với Dải Ngân Hà và là một trong những thiên thể sáng nhất trong danh mục Messier. Bên cạnh đó, chòm sao Andromeda còn chứa nhiều thiên hà mờ nhạt hơn, bao gồm các vệ tinh của M31 như M110 và M32, cũng như thiên hà xa hơn là NGC 891. Tinh vân Tuyết Xanh (NGC 7662), một tinh vân hành tinh, có thể được nhìn thấy qua kính thiên văn như một đốm sáng tròn màu xanh lam.
Trong thiên văn học Trung Quốc, các ngôi sao tạo thành chòm sao Tiên Nữ thuộc về bốn chòm sao khác nhau, mỗi chòm sao đều mang ý nghĩa chiêm tinh và thần thoại. Một chòm sao tương tự liên quan đến chòm sao Tiên Nữ cũng tồn tại trong thần thoại Ấn Độ. Tiên Nữ cũng là vị trí của điểm phát biểu kiến của trận mưa sao băng yếu Andromedids, xảy ra vào tháng 11 hàng năm.
Lịch sử và thần thoại
sửaTheo thần thoại Hy Lạp, Tiên Nữ Andromeda là con gái của Tiên Vương Cepheus (vua xứ Ethiopia) và Tiên Hậu Cassiopeia (hoàng hậu xứ này). Nàng bị vua cha dâng cho thủy quái đang tàn phá đất nước để cứu xứ sở này và bị thủy quái xích lại. Cuối cùng nàng được Anh Tiên Perseus cứu thoát.
Nếu các ngôi sao mờ hơn, nhưng vẫn nhìn được bằng mắt thường trong chòm sao này được tính đến thì chòm sao này trông có dạng như một người que giới nữ, với vành đai nổi bật (giống như chòm sao Lạp Hộ, hay Orion), và trong tay có một cái gì đó có dạng dài gắn vào, tạo ra hình ảnh của một nữ chiến binh cầm kiếm. Chòm sao này cùng với các chòm sao khác trong hoàng đạo như Bạch Dương, một phần của Song Ngư và Pleiades, có thể là nguyên bản của thần thoại về đai lưng của Hippolyte, là một phần trong Mười hai kỳ công của Hercules.
Ngoài ra, bằng cách thêm cả những ngôi sao mờ, mà mắt thường có thể nhìn thấy, thì hình ảnh cũng có thể tưởng tượng như là một thiếu nữ bị giam giữ bởi dây xích, và Andromeda trông có vẻ như đang muốn thoát ra. Cùng với các chòm sao khác bên cạnh (Tiên Vương, Anh Tiên, Tiên Hậu, và có thể là cả Phi Mã, và chòm sao Kình Ngư phía dưới Tiên Nữ, có thể là nguồn gốc của thần thoại về Sự khoe khoang của Cassiopeia, mà nó được nhận ra cùng với thần thoại này.
Các đặc điểm nổi bật
sửaSao
sửaDeep-sky objects
sửaMưa sao băng
sửaNgôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiên Nữ là α Andromedae, còn gọi là Alpheratz hay Sirrah, cùng với các sao α, β, và λ Pegasi tạo ra một mảng sao gọi là Hình vuông Lớn của Phi Mã. Ngôi sao này đã từng được coi là một phần của Pegasus, được xác nhận bởi tên gọi của nó, "phần trung tâm của con ngựa".
β Andromedae được gọi là Mirach, hay "cái đai lưng". Nó cách xa Trái Đất 88 năm ánh sáng và có độ sáng biểu kiến 2,1.
γ Andromedae, hay Almach, được tìm thấy ở đuôi phía nam của chữ "A" lớn. Nó là sao đa hợp đẹp với các màu tương phản.
υ Andromedae có hệ hành tinh với 3 hành tinh, với khối lượng gấp 0,71, 2,11 và 4,61 lần khối lượng của Mộc Tinh.
Chòm sao này có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
Thiên hà Tiên Nữ, ký hiệu M 31 là một trong những thiên thể nổi bật trong chòm sao Tiên Nữ. Trong danh sách thiên thể Messier, thiên hà Tiên Nữ lúc đầu được coi là một vân tinh trong Ngân Hà. Đây là thiên thể xa nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nó là một thiên hà xoắn ốc giống như dải Ngân Hà. Để tìm thiên hà này, cần vẽ một đường nối giữa β và μ Andromedae, và kéo dài đường này một khoảng tương tự về phía μ.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửaChú thích
- ^ Russell 1922, tr. 469.
- ^ Allen 1899, tr. 32–33.
- ^ a b IAU, The Constellations, Andromeda.
- ^ Ridpath, Constellations.
- ^ RECONS, The 100 Nearest Star Systems.
- ^ Bakich 1995, tr. 54.
- ^ Bakich 1995, tr. 26.
Thư mục
sửa- Allen, Richard H. (1899). Star Names: Their Lore and Meaning. G. E. Stechert. OCLC 30773662.
- Bakich, Michael E. (1995). The Cambridge Guide to the Constellations. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-44921-2.
- Davis, George A., Jr. (1944). “The Pronunciations, Derivations, and Meanings of a Selected List of Star Names”. Popular Science. 52: 8. Bibcode:1944PA.....52....8D.
- French, Sue (tháng 1 năm 2006). “Winter wonders: star-studded January skies offer deep-sky treats for every size telescope”. Sky and Telescope. Academic OneFile. 111 (1): 83. (cần đăng ký mua)
- Higgins, David (tháng 11 năm 2002). “Exploring the depths of Andromeda”. Astronomy. Academic OneFile: 88.
- Koch, A.; Grebel, E. K. (tháng 3 năm 2006). “The Anisotropic Distribution of M31 Satellite Galaxies: A Polar Great Plane of Early-type Companions”. Astronomical Journal. 131 (3): 1405–1415. arXiv:astro-ph/0509258. Bibcode:2005astro.ph..9258K. doi:10.1086/499534.
- Hoskin, Michael; Dewhirst, David (1999). The Cambridge Concise History of Astronomy. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-57291-0.
- Jenniskens, Peter (2006). Meteor Showers and Their Parent Comets. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-85349-1.
- Makemson, Maud Worcester (1941). The Morning Star Rises: an account of Polynesian astronomy. Yale University Press.
- Moore, Patrick; Tirion, Wil (1997). Cambridge Guide to Stars and Planets (ấn bản thứ 2). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-58582-8.
- Moore, Patrick (2000). The Data Book of Astronomy. Institute of Physics Publishing. ISBN 978-0-7503-0620-1.
- Olcott, William Tyler (2004) [1911]. Star Lore: Myths, Legends, and Facts. Courier Dover Publications. ISBN 978-0-486-43581-7.
- Pasachoff, Jay M. (2000). A Field Guide to the Stars and Planets (ấn bản thứ 4). Houghton Mifflin. ISBN 978-0-395-93431-9.
- Rao, Joe (tháng 10 năm 2011). “Skylog”. Natural History. Academic OneFile. 119 (9): 42. (cần đăng ký mua)
- Ridpath, Ian; Tirion, Wil (2009). The Monthly Sky Guide (ấn bản thứ 8). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-13369-2.
- Ridpath, Ian (2001). Stars and Planets Guide. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-08913-3.
- Rogers, John H. (1998). “Origins of the Ancient Constellations: II. The Mediterranean Traditions”. Journal of the British Astronomical Association. 108 (2): 79–89. Bibcode:1998JBAA..108...79R.
- Russell, Henry Norris (tháng 10 năm 1922). “The new international symbols for the constellations”. Popular Astronomy. 30: 469. Bibcode:1922PA.....30..469R.
- Sherrod, P. Clay; Koed, Thomas L. (2003). A Complete Manual of Amateur Astronomy: Tools and Techniques for Astronomical Observations. Dover Publications. ISBN 978-0-486-42820-8.
- “Hubble Essentials: About Edwin Hubble”. HubbleSite. Space Telescope Science Institute. 2008. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- Staal, Julius D.W. (1988). The New Patterns in the Sky: Myths and Legends of the Stars (ấn bản thứ 2). The McDonald and Woodward Publishing Company. ISBN 978-0-939923-04-5.
- Thompson, Robert Bruce; Thompson, Barbara Fritchman (2007). Illustrated Guide to Astronomical Wonders. O'Reilly Media. ISBN 978-0-596-52685-6.
- Wagman, Morton (2003). Lost Stars. McDonald and Woodward Publishing. ISBN 978-0-939923-78-6.
- Wilkins, Jamie; Dunn, Robert (2006). 300 Astronomical Objects: A Visual Reference to the Universe (ấn bản thứ 1). Firefly Books. ISBN 978-1-55407-175-3.
Tài liệu online
sửa- Block, Adam (ngày 17 tháng 10 năm 2003). “M32”. Kitt Peak National Observatory. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012.
- “Star: ups And”. Extrasolar Planets Encyclopaedia. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
- “Planet 14 And b”. Extrasolar Planets Encyclopaedia. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2012.
- “Edwin Powell Hubble – The man who discovered the cosmos”. European Space Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “Andromeda constellation boundary”. The Constellations. International Astronomical Union. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2012.
- Jenniskens, Peter (ngày 3 tháng 4 năm 2008). “The Mother of All Meteor Storms”. Space.com. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
- Jenniskens, P.; Vaubaillon, J. (2007). “3D/Biela and the Andromedids: Fragmenting versus Sublimating Comets”. The Astronomical Journal. 134 (3): 1037. Bibcode:2007AJ....134.1037J. doi:10.1086/519074.
- Lunsford, Robert (ngày 17 tháng 11 năm 2011). “Meteor Activity Outlook for November 19–23, 2011”. American Meteor Society. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
- Lunsford, Robert (ngày 16 tháng 1 năm 2012). “2012 Meteor Shower List”. American Meteor Society. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2012.
- Odeh, Moh'd; Kunitzsch, Paul (1998). “ICOP: Arabic Star Names”. Islamic Crescents' Observation Project. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
- “Edwin Hubble”. A Science Odyssey: People and Discoveries. PBS. 1998. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “The 100 Nearest Star Systems”. Research Consortium on Nearby Stars. ngày 1 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2012.
- Ridpath, Ian. “Constellations”. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2012.
- Ridpath, Ian (1988). “Andromeda”. Star Tales. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2012.
- Wiegert, Paul A.; Brown, Peter G.; Weryk, Robert J.; Wong, Daniel K. (ngày 22 tháng 9 năm 2012). “The return of the Andromedids meteor shower”. The Astronomical Journal. 145 (3): 70. arXiv:1209.5980v1. Bibcode:2013AJ....145...70W. doi:10.1088/0004-6256/145/3/70.
- “Alpha And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “Mirach”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “Gamma1 Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “Delta Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “Iota And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “Kappa Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “Lambda Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “Omicron Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “Psi Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “37 Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “Ups And – High proper-motion Star”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “Xi Andromedae”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “29 And (Pi And)”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “51 And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “56 And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2012.
- “R And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
- “Z And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
- “HH And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
- “14 And”. SIMBAD. Centre de données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2012.
Liên kết ngoài
sửa- The Deep Photographic Guide to the Constellations: Andromeda
- Star Tales – Andromeda
- Andromeda Constellation at Constellation Guide
- Andromeda Constellation at AstroDwarf Guide Lưu trữ 2014-10-19 tại Wayback Machine
- Encyclopædia Britannica, 9th ed., Vol. II, New York: Charles Scribner's Sons, 1878. ,
- Encyclopædia Britannica, 11th ed., Vol. I, Cambridge: Cambridge University Press, 1911. ,
- Warburg Institute Iconographic Database (over 170 medieval and early modern images of Andromeda) Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine