Google Pay

(Đổi hướng từ Android Pay)

Google Pay (trước đây là Pay with GoogleAndroid Pay) là một nền tảng ví điện tử và hệ thống thanh toán trực tuyến được phát triển bởi Google nhằm triển khai hình thức thanh toán trong ứng dụng và chạm để thanh toán trên các thiết bị di động, cho phép người dùng thực hiện giao dịch bằng điện thoại, máy tính bảng hoặc đồng hồ thông minh chạy Android.

Google Pay
Phát triển bởiGoogle
Phát hành lần đầu11 tháng 9 năm 2015 (2015-09-11) (với tên Android Pay)
23 tháng 10 năm 2017 (2017-10-23) (với tên Google Pay)
Hệ điều hànhAndroid 7 trở về sau
Wear OS 2 hoặc hơn
Fitbit OS trên Versa 4 hoặc Sense 2
Thể loạiThanh toán trực tuyến
Giấy phépĐộc quyền
Websitepay.google.com
Trạng tháiHoạt động

Tới ngày 8 tháng 1 năm 2018, hai dịch vụ cũ là Android Pay và Google Wallet đã hợp nhất thành một hệ thống thanh toán duy nhất gọi là Google Pay.[1] Android Pay được đổi tên thành Google Pay. Nó cũng sẽ lấy luôn tên của tính năng tự động điền trong Google Chrome.[2] Google Pay sẽ có tất cả các tính năng của Android Pay, trong khi các tính năng của Google Wallet như yêu cầu và gửi tiền sẽ xuất hiện trong Google Pay Send, hiện đang là một ứng dụng riêng biệt.[1][3]

Dịch vụ mới cung cấp một API mới cho phép người bán hàng thêm dịch vụ này vào trang web, ứng dụng, Stripe, Braintree, và Google Assistant.[4] Dịch vụ cho phép người dùng sử dụng thẻ thanh toán mà họ đã liên kết với Google Play.[5]

Dịch vụ

sửa
 
Dấu hiệu điểm chấp nhận thanh toán Google Pay

Google Pay sử dụng công nghệ giao tiếp tầm gần (NFC) để truyền dẫn thông tin thẻ thực hiện giao dịch cho nhà bán lẻ. Nó sẽ thay thế các giao dịch thông qua chip và PIN hay dải từ của thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ tại các máy thanh toán POS bằng cách cho phép người dùng tải những thông tin này lên ví Google Pay. Nó tương tự như các giao dịch không tiếp xúc đã được dùng tại nhiều nước, bổ sung thêm xác thực hai nhân tố. Dịch vụ cho phép các thiết bị Android giao tiếp không dây với các hệ thống thiết bị bán hàng sử dụng ăng ten NFC, giả lập thẻ chủ (HCE) và hệ thống bảo mật của Android.

Google Pay sẽ sử dụng các cách xác thực vật lý ví dụ như vân tay khi có thể. Trên các thiết bị không có nhận dạng vân tay, Google Pay được kích hoạt bằng mật khẩu số. Khi người dùng thực hiện thanh toán, Google Pay không gửi số thẻ tín dụng hay ghi nợ thực hiện giao dịch. Thay vào đó nó tạo một số tài khoản ảo đại diện cho thông tin tài khoản người dùng. Dịch vụ giữ bí mật cho thông tin giao dịch của khách hàng, gửi mã bảo mật dùng một lần thay vì chi tiết thẻ hay người dùng.[6]

Google Pay yêu cầu phải đặt khóa màn hình điện thoại.[7]

Người dùng có thể thêm thẻ thanh toán vào dịch vụ bằng cách chụp lại thẻ, hoặc điền thủ công thông tin thẻ. Để trả tiền tại thiết bị bán hàng, người dùng sẽ đưa thiết bị đã được xác minh vào hệ thống bán hàng. Dịch vụ có hệ thống xác thực thông minh, cho phép hệ thống phát hiện khi nào thiết bị được coi là an toàn (ví dụ như liệu trong năm phút qua đã được mở khóa lần nào chưa) và nếu cần thì hỏi thông tin mở khóa.[8] CEO của Spring là Alan Tisch nói rằng Google Pay giúp cải thiện ngành mua sắm di động bằng cách đưa vào một "nút mua" được Google Pay hỗ trợ và tích hợp vào thiết kế sáng tạo của nhà bán hàng.[9]

Hỗ trợ

sửa

Các nước hỗ trợ

sửa
 
Các nước hỗ trợ Google Pay (tính tới tháng 6 năm 2023)[10]
Ngày hỗ trợ
Ngày Hỗ trợ thẻ phát hành tại
11 tháng 9 năm 2015   Hoa Kỳ
18 tháng 5 năm 2016   Anh Quốc[11]
27 tháng 6 năm 2016   Singapore[12]
13 tháng 7 năm 2016   Úc[13]
20 tháng 10 năm 2016   Hồng Kông[14][15]
17 tháng 11 năm 2016   Ba Lan[16]
1 tháng 12 năm 2016   New Zealand[17]
7 tháng 12 năm 2016   Ireland[18]
13 tháng 12 năm 2016   Nhật Bản[19]
7 tháng 3 năm 2017   Bỉ[20]
23 tháng 5 năm 2017   Nga[21][22]
31 tháng 5 năm 2017   Canada[23]
1 tháng 6 năm 2017   Đài Loan[24]
26 tháng 7 năm 2017   Tây Ban Nha[25]
1 tháng 11 năm 2017   Ukraina[26]
14 tháng 11 năm 2017   Brasil[27]
  Cộng hòa Séc[28]
28 tháng 2 năm 2018   Slovakia[29]
Mùa xuân 2018
(sắp tới đây)
  Pháp[30]
CTB 2018   Hàn Quốc[31]

Nền vàng nhạt: ban đầu hỗ trợ với tên Android Pay.

Các mạng lưới hỗ trợ

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Nieva, Richard; Bennett, Brian (ngày 8 tháng 1 năm 2018). “Google merges payment platforms under Google Pay brand”. CNET. CBS Interactive. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ Simon, Michael (ngày 8 tháng 1 năm 2018). “Google is combining Android Pay and Google Wallet under one brand: Google Pay”. PCWorld. International Data Group. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ Amadeo, Ron (ngày 8 tháng 1 năm 2018). “Google rebrands all its payment solutions as "Google Pay". Ars Technica. Condé Nast. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ Perez, Sarah (ngày 17 tháng 5 năm 2017). “Google will now let users pay with any card they have on file, not just those saved in Android Pay”. TechCrunch. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  5. ^ Schoon, Ben (ngày 23 tháng 10 năm 2017). 'Pay with Google' makes it easy to pay online with any card tied to your Google account”. 9to5Google. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên TheVerge-androidpay
  7. ^ “Set up Google Pay”.
  8. ^ Google Developers (2015). “Fingerprint and payments APIs (100 Days of Google Dev)”. Google. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016 – qua YouTube.
  9. ^ “Google introduces Android Pay, a replacement for its wallet app on mobile”. The Verge. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2015.
  10. ^ “Countries or regions where you can use Google Wallet – Google Wallet Help”. Google Support. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “Android Pay launches in the UK”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  12. ^ “Tap. Pay. Islandwide: Android Pay arrives in Singapore”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  13. ^ “Android Pay launches in Australia”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  14. ^ “Android Pay launches in Hong Kong”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  15. ^ Shaun Lee (ngày 20 tháng 10 năm 2016). “Google Launches Android Pay In Hong Kong”. androidheadlines.com. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  16. ^ “Android Pay launches in Poland”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  17. ^ “Android Pay launches in New Zealand”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  18. ^ “Now you can use your phone to buy things in shops”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  19. ^ “Google's Android Pay mobile wallet arrives in Japan”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2016.
  20. ^ “Belgium, Meet Android Pay”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2017.
  21. ^ “Russia, Meet Android Pay”. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  22. ^ Richard Gao (ngày 23 tháng 5 năm 2017). “Android Pay is official for Russia, with 15 banks supported at launch”. androidpolice.com. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2017.
  23. ^ “Android Pay set to launch in Canada on May 31st”. MobileSyrup. ngày 24 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2017.
  24. ^ “Android Pay says "Nǐ Hǎo" to Taiwan” (bằng tiếng Anh). Google. ngày 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2017.
  25. ^ “Android Pay says "hola" to Spain” (bằng tiếng Anh). Google. ngày 26 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017.
  26. ^ “Ukrainians with Android will be able to pay in the store by phone”. Delo (bằng tiếng Nga). Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2017.
  27. ^ “Google marca evento para lançar Android Pay no Brasil”. Tecnoblog (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2017.
  28. ^ “Android Pay set to launch in the Czech Republic on November 14”. Android Police. ngày 8 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2017.
  29. ^ “Android Pay príde na Slovensko už tento mesiac”. Mojandroid (bằng tiếng Slovak). Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2018.
  30. ^ Lancelin-Golbery, Maxime (ngày 14 tháng 2 năm 2018). “Exclusif: Google Pay (ex Android Pay) débarque en France en avril - FrAndroid”. FrAndroid (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2018.
  31. ^ Jin-young, Cho (ngày 13 tháng 6 năm 2017). “Android Pay to Debut in August in Korea”. BusinessKorea (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2017.