An Trường
An Trường là một xã thuộc huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.
An Trường
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã An Trường | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | |
Tỉnh | Trà Vinh | |
Huyện | Càng Long | |
Trụ sở UBND | Ấp 7A | |
Thành lập | 2/3/1998[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 9°57′20″B 106°10′48″Đ / 9,95556°B 106,18°Đ | ||
| ||
Diện tích | 30,70 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 13.920 người | |
Mật độ | 453 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 29275[2] | |
Địa lý
sửaXã An Trường nằm ở phía tây nam của huyện Càng Long, cách trung tâm huyện 10 km theo Hương lộ 2, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Huyền Hội và xã Bình Phú
- Phía tây giáp xã An Trường A
- Phía nam giáp xã Tân Bình
- Phía bắc giáp thị trấn Càng Long và xã Mỹ Cẩm.
Xã An Trường có diện tích 30,70 km², dân số năm 2019 là 13.920 người[3], mật độ dân số đạt 453 người/km².
Hành chính
sửaXã An Trường được chia thành 12 ấp: 3, 3A, 4, 4A, 5, 5A, 6, 6A, 7, 7A, 8, 8A.
Lịch sử
sửaSau năm 1975, An Trường là một xã thuộc huyện Càng Long.
Ngày 2 tháng 3 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/1998/NĐ-CP[1] về việc thành lập xã An Trường A trên cơ sở 1.658,3 ha diện tích tự nhiên và 9.134 nhân khẩu của xã An Trường.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, xã An Trường có 3.070,24 ha diện tích tự nhiên và 15.704 nhân khẩu.
Kinh tế - xã hội
sửaTổng giá trị sản xuất ngành 566.586.800.000 đồng. Trong đó:
- Nông nghiệp: 196.571.000.000 đồng (tăng 14,5% so vơi cùng kỳ)
- Giá trị thủy sản tăng 16,6% so với cùng kỳ.
- Giá trị xây dựng tăng 65% so với cùng kỳ.
- Giá trị công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đạt 205 % tăng 18,6%so với cùng kỳ.
Trên địa bàn có 7 điểm trường công lập (trong đó có 3 trường đạt chuẩn quốc gia).[4]
Giao thông
sửaGiao thông đối ngoại: Có tuyến Quốc lộ 53 đi qua xã, lộ giới quản lý lộ 62,5m (tim đường qua 2 bên là 31,25m). Hương lộ 2 lộ giới quản lý là 29m (tim đường qua 2 bên là 14,5m). Hương lộ 39 lộ giới quản lý là 27,5m (tim đường qua 2 bên là 13,75m).
Giao thông đi ngoại của xã đa phần thuận lợi cho các ấp phía tây sông An Trường (ấp 3A, 4A, 5A, 6A, 7A, 8A) các ấp này sử dụng trực tiếp Hương lộ 2 để ra Quốc lộ 53. Các ấp còn lại chỉ sử dụng đal phía đông sông An Trường để đi các nơi rất hạn chế và khó khăn.[4]
Chú thích
sửa- ^ a b Nghị định 13/1998/NĐ-CP thành lập xã thuộc các huyện Châu Thành, Trà Cú, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Cầu Kè và Càng Long, tỉnh Trà Vinh
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Trà Vinh (Kết quả điều tra 53 dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Trà Vinh)”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2020.
- ^ a b “THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ NÔNG THÔN MỚI XÃ AN TRƯỜNG HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH)”. CỔNG THÔNG TIN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VIỆT NAM. 1 tháng 1 năm 2018.