Hatneferumut Amenirdis I[1] là một công chúa thuộc Vương triều thứ 25 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Amenirdis I
Phù điêu của Amenirdis I tại Medinet Habu
Người vợ thần thánh của Amun
Tiền nhiệmShepenupet I
Kế nhiệmShepenupet II
Thông tin chung
An tángMedinet Habu
Hậu duệShepenupet II (con nuôi)
Tên đầy đủ
Hatneferumut (tên ngai)
Sắc đẹp của Mut hiện ra
<
tG14F35F35F35N28
>


Amenirdis (tên riêng)
Amun ban cho
<
imn
n
rrdis
>
Thân phụKashta
Thân mẫuPebatjma
Mộ rỗng của công chúa Amenirdis I

Tiểu sử

sửa

Amenirdis I là công chúa của vương quốc Kush, con gái của quốc vương Kashta và vương hậu Pebatjma, chị em với các pharaon là PiyeShabaka[2]. Kashta đã buộc Shepenupet I (con gái của pharaon Osorkon III) phải nhận nuôi Amenirdis để công chúa trở thành người kế vị của Shepenupet[3]. Mục đích của việc này nhằm hợp thức hóa việc kiểm soát vùng Thượng Ai Cập của Kashta, trước khi Piye kế vị ông[4].

Amenirdis I đã kế thừa tước vị "Người vợ thần thánh của Amun"[5] từ người mẹ nuôi và đã cai trị Thebes với tư cách là một Đại tư tế vào khoảng 714 – 700 TCN, dưới triều đại của Shabaka và Shebitku. Cũng như trước đây, bà đã nhận nuôi người cháu là công chúa Shepenupet II, con gái của Piye, gọi bà bằng cô, trở thành Đại tư tế tiếp theo[2].

Amenirdis I được khắc họa trên đền thờ Osiris-Hekadjet trong quần thể đền Karnak, và ở Wadi Gasus, cùng với Shepenupet I. Bà được biết qua 2 bàn thờ, 5 bức tượng, 1 tấm bia và vài kỷ vật hình bọ hung[2]. Một bức tượng của Amenirdis I bằng đá granit mô tả công chúa trong trang phục của Ai Cập, với những nét tương đồng với nữ thần IsisHathor[6].

Sau khi qua đời, Amenirdis I được chôn cất trong một ngôi mộ tại Medinet Habu[2].

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Jürgen von Beckerath (1999), Handbuch der Ägyptischen Königsnamen (tiếng Đức), Mainz am Rhein, Von Zabern, tr.210-211 ISBN 3-8053-2591-6
  2. ^ a b c d Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.238 ISBN 0-500-05128-3
  3. ^ Alexander J. Peden (2001), The Graffiti of Pharaonic Egypt: Scope and Roles of Informal Writings (c. 3100–332 B.C.), Nhà xuất bản Brill Academic Publishers, tr. 276 ISBN 9789004121126
  4. ^ László Török (1997), The Kingdom of Kush: Handbook of the Napatan-Meroitic Civilization (Handbuch der Orientalistik 31), Nhà xuất bản Brill, tr.149 ISBN 978-9004104488
  5. ^ Anneke Bart, "Ancient Egypt Lưu trữ 2018-07-14 tại Wayback Machine", Saint Louis University
  6. ^ “Statue of "The Divine Adoratrice of Amun" Amenirdis I”.