Khỉ rú

(Đổi hướng từ Alouatta)

Khỉ rú là tên gọi chung cho các loài trong chi Alouatta (trong phân họ Alouattinae), với chừng mười lăm loài hiện được công nhận. Chi này trước đây được xếp vào họ Cebidae, nhưng nay được đưa vào Atelidae. Những loài khỉ này sống trong những cánh rừng TrungNam Mỹ. Những mối đe dọa với mất môi trường sống và việc bị bắt làm thú nuôi. Chúng nổi tiếng nhờ tiếng kêu to, vang tận ba dặm qua rừng rậm. Chúng được người bản địa Lancado gọi là Saraguato. Khỉ rú là sinh vật được một số bộ lạc bản địa châu Mỹ tôn thờ, theo thư tịch cổ Popol Vuh có nhắc đến việc thờ phượng Thần khỉ hú trong nền văn minh Maya và được khám phá qua tàn tích ở Copán.

Khỉ rú
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Họ (familia)Atelidae
Phân họ (subfamilia)Alouattinae
Trouessart, 1897 (1825)
Chi (genus)Alouatta
Lacepede, 1799[1]
Loài điển hình
Simia belzebul
Linnaeus, 1766
Phân bố
Phân bố
Các loài
Danh pháp đồng nghĩa

Mycetes Illiger, 1811

Stentor É. Geoffroy, 1812

Phân loại

sửa

Hình thái và sinh lý

sửa
 
Alouatta palliata đực

Khỉ rú có mũi ngắn, lỗ mũi rộng và tròn. Mũi chúng rất nhạy, và có thể ngửi thấy mùi thức ăn (chủ yếu là trái và hạt) cách xa 2 km. Lỗ mũi có nhiều lông cảm giác mọc ra từ bên trong. Kích thước của chúng biến thiên từ 56 đến 92 cm (22 đến 36 in), chưa tính đuôi, mà có thể dài ngang hay hơn thân mình. Cái đuôi dài cũng là một nét nổi bật. Giống phần đông khỉ Tân Thế giới, chúng có đuôi cuốn, giúp chúng hái trái cây. Chúng có tầm nhìn ba kênh màu (trichromacy).[2] Đặc điểm này đã phát triển độc lập, do lặp đoạn nhiễm sắc thể, với của những nhóm khỉ Tân Thế giới khác.[3] Chúng có tuổi thọ từ 15 đến 20 năm. Trung bình, khỉ đực nặng hơn khỉ cái 1 đến 2 kg.

Xương móng của khỉ rú chứa không khí.

Chú thích

sửa
  1. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Alouatta”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  2. ^ Jacobs, G. H.; Neitz, M.; Deegan, J. F.; Neitz, J. (1996). “Trichromatic colour vision in New World monkeys”. Nature. 382 (6587): 156–158. doi:10.1038/382156a0. PMID 8700203.
  3. ^ Lucas, P. W.; N. J. Dominy (2003). “Evolution and function of routine trichromatic vision in primates”. Evolution. 57 (11): 2636–43. doi:10.1554/03-168. PMID 14686538.

Tham khảo

sửa