Chi Thanh thất

(Đổi hướng từ Ailanthus)

Chi Thanh thất (danh pháp khoa học: Ailanthus, xuất phát từ ailanto, một từ trong tiếng Ambon có lẽ có nghĩa là "cây của các vị thần" hay "cây của trời")[1], là một chi chứa các loài cây gỗ thuộc họ Simaroubaceae trong bộ Sapindales (trước đây là Rutales hay Geraniales). Chi này là bản địa khu vực từ miền đông châu Á về phía nam tới miền bắc Australasia.

Chi Thanh thất
Lá và quả Ailanthus altissima
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Simaroubaceae
Chi (genus)Ailanthus
Desf.
Loài điển hình
Ailanthus glandulosa
Các loài
Tới 10. Xem bài.

Các loài

sửa
 
Hoa đực của Ailanthus altissima.

Số lượng loài trong chi này vẫn gây tranh cãi, với một số tác giả chấp nhận tới 10 loài, trong khi các tác giả khác chấp nhận 6 hoặc ít hơn. Các loài được The Plant List công nhận hiện tại là[2]:

Hóa thạch

sửa

Có hồ sơ khá đa dạng của Ailanthus, với nhiều loài được đặt tên dựa theo sự xuất hiện trong khu vực địa lý, nhưng gần như tất cả đều khá giống nhau về hình thái nên đã từng được gộp chung thành 1 loài. Ba loài hóa thạch hiện được công nhận là:[5]

  • Ailanthus tardensis Hably – Từ một điểm duy nhất ở Hungary.
  • Ailanthus confucii UngerKỷ đệ Tam ở châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ.
  • Ailanthus gigas Unger – Từ một điểm duy nhất ở Slovenia.

Tằm lụa Ailanthus

sửa

Một loài tằm lụa, là tằm lụa Ailanthus (Samia cynthia), sinh sống trên lá của Ailanthus spp. và sinh ra một loại lụa bèn và rẻ tiền hơn lụa tằm dâu, nhưng kém hơn về độ mịn và độ bóng. Loài bướm tằm này đã được du nhập vào Hoa Kỳ và nó là phổ biến gần nhiều đô thị; nó dài khoảng 12 cm, với các cánh góc cạnh và có màu nâu ô liu với các đốm trắng[1]. Trong số các loài cánh vảy (Lepidoptera) khác mà ấu trùng của chúng ăn lá AilanthusEndoclita malabaricus.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b   Một hoặc nhiều câu trước bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Ailanthus”. Encyclopædia Britannica. 1 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 437.
  2. ^ “The Plant List - Ailanthus.
  3. ^ Peter Brown; Dr. Helen Roy (ngày 23 tháng 3 năm 2010). “Invasive species of Oxfordshire”. BBC Oxford. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2010.
  4. ^ “National Invasive Species Information Center (NISIC): Gateway to invasive species information; covering Federal, State, local, and international sources”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ Corbett S. L.; Manchester S. R. (2004). “Phytogeography and Fossil History of Ailanthus (Simaroubaceae)”. International Journal of Plant Sciences. 165 (4): 671–690. doi:10.1086/386378.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

sửa