Acid calendic (thỉnh thoảng cũng được gọi acid α-calendic) là một acid béo không bão hoà, được đặt tên Theo hoa cúc tâm tư (Calendula officinalis), mà nó được trích xuất từ đó ra. Về mặt hoá học, nó có cấu trúc tương tự như acid linoleic liên hợp; các nghiên cứu phòng thí nghiệm gợi ý rằng, nó có thể có các hoạt tính sinh học in vitro tương tự.[1]

Acid calendic
Tên khác
  • Acid α-Calendic
  • Acid (8E,10E,12Z)-Octadecatrienoic
  • Acid trans-8-trans-10-cis-12-Octadecatrienoic
Nhận dạng
Số CAS5204-87-5
PubChem5282818
ChEBI86148
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=C(O)CCCCCC\C=C\C=C\C=C/CCCCC

InChI
đầy đủ
  • 1/C18H30O2/c1-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-12-13-14-15-16-17-18(19)20/h6-11H,2-5,12-17H2,1H3,(H,19,20)/b7-6-,9-8+,11-10+
UNIIDK8G4N35L5
Thuộc tính
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Sinh tổng hợp

sửa

Acid calendic là một acid béo omega-6[2], mặc dù không thường xuyên được liệt kê với nhóm này. Acid calendic được tổng hợp trong loài cây Calendula officinalis từ linoleate bởi một quá trình phi bão hoà hoá bất thường Δ12-oleate (một biến thể FAD 2), giúp chuyển hoá liên kết đôi cis- tại vị trí thứ 9 thành một hệ thống liên kết đôi trans,trans-liên hợp.[3] Một đồng phân toàn-trans beta cũng đã được mô tả.[1]

 
Acid calendic comes from the pot marigold

Ảnh hưởng

sửa

Acid calendic là acid béo chịu trách nhiệm làm giảm lượng thức ăn ăn vào và cải thiện việc tối ưu hoá thức ăn ở chuột khi thêm dầu hoa cúc vào thức ăn, như đã được thể hiện qua các thí nghiệm so sánh trong các ví dụ sử dụng dầu ngô.[4]

Chú thích và Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Yasui Y, Hosokawa M, Kohno H, Tanaka T, Miyashita K (2006). “Growth inhibition and apoptosis induction by all-trans-conjugated linolenic acids on human colon cancer cells”. Anticancer Res. 26 (3A): 1855–60. PMID 16827117.
  2. ^ Kinney, Tony. “Metabolism in Plants to Produce Healthier Food Oils” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2007.
  3. ^ Christie, William W. “Fatty Acids: Polyunsaturated with other than Methylene-Interrupted Double Bonds”. Lipid Library. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2007.
  4. ^ US Patent 20050118208: Powder formulation comprising conjugated octadecapolyenic acids