Abe no Hirafu

Là một vị tướng Nhật Bản nổi danh trong thời kỳ Asuka

Abe no Hirafu (阿倍比羅夫 A Bội Tỷ La Phu?, ? – ?) là một vị tướng Nhật Bản nổi danh trong thời kỳ Asuka.

Abe no Hirafu
阿倍 比羅夫
Tranh ukiyo-e vẽ Abe, 1878
Sinhkhông rõ
Mấtkhông rõ
Năm hoạt động645-664
Kỷ nguyênThời kỳ Asuka
Con cáiAbe no Sukunamaro [ja], Abe no Yasumaro [ja], Hiketa Hirome [ja], Abe no Funamori [ja]
Cha mẹ
  • 阿倍目 (Abe Moku?)? (cha)
  • không rõ (mẹ)

Tiểu sử

sửa

Các sự kiện trong cuộc đời ông được kể đến trong Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ) và Kojiki (Cổ sự ký), cả hai được viết vài thập kỷ sau khi ông qua đời. Không rõ tên gọi và gốc gác của cha ông, vì các nguồn thư tịch bằng văn bản mâu thuẫn lẫn nhau, và có thể đã được thay đổi nhằm tôn vinh gia phả của các gia tộc còn sống.

Sau khi đến tuổi trưởng thành, Abe là một thống đốc của tỉnh Koshi. Năm 658, ông đã đánh bại man tộc Mishihase ở vùng "Watarishima" (có thể hàm ý là bán đảo Tsugaru hoặc Hokkaido ngày nay) theo yêu cầu của người dân bản địa. Quân của ông tiếp tục đột kích và cướp bóc ở Hokkaidođảo Okushiri cho đến năm 660, đưa vô số chiến lợi phẩm và tù binh về triều ca khúc khải hoàn.[1] Chiến lợi phẩm của ông bao gồm ít nhất hai con gấu sống, 70 tấm da gấu và 353 tù binh. Vào tháng 3 năm 660, các đồng minh địa phương đã yêu cầu Abe mang quân trợ giúp tại sông Ishikari tại Hokkaido, và giành phần thắng thêm lần nữa.

Năm 662, hoàng tử Naka no Ōe (sau là Thiên hoàng Tenji) đã giao phó cho ông và vị vương tử bị giam giữ Phù Dư Phong tham gia cuộc chinh phạt bán đảo Triều Tiên nhằm khôi phục lại nước Bách Tế bị diệt vong. Abe được toàn quyền chỉ huy đoàn quân phía sau trong số ba đạo quân có sẵn. Đạo quân của ông là một đơn vị hải quân hoàn toàn. Ông đặt chân đến bán đảo này vào tháng 8 năm 662 và được triệu về nước sau thất bại trong trận Bạch Giang với liên quân nhà Đường-Tân La vào cuối tháng 8 năm 663.[2]

Abe no Hirafu có thể là tổ tiên của một hoặc nhiều gia tộc Abe, cũng như các gia tộc AndoAkita.

Chú thích

sửa
  1. ^ “斉明天皇4年7月4日条” [Ngày 4 tháng 7 năm Thiên hoàng Saimei (Tề Minh) thứ tư]. Nihon Shoki (Nhật Bản thư kỷ).
  2. ^ “養老4年正月27日条” [Ngày 27 tháng 1 năm Yōrō (Dưỡng Lão) thứ tư]. Shoku Nihongi (Tục Nhật Bản kỷ).

Tham khảo

sửa
  • Sakamoto Tarō (1964), 日本書紀と蝦夷 (日本古代史の基礎的研究) [Nhật Bản thư kỷ và Hà di (Nghiên cứu cơ bản lịch sử Nhật Bản cổ đại)], Nhà xuất bản Đại học Tokyo, Hội Đàm thoại Lịch sử Cổ đại xuất bản lần đầu năm 1956, tái bản năm 1964.
  • Hōga Toshio (1986), 古代氏族系譜集成 [Tổng tập gia phả thị tộc cổ đại], Hội Nghiên cứu Thị tộc Cổ đại.
  • Niino Naoyoshi (1976), 古代東北史の人々 [Dân tộc trong lịch sử vùng Đông Bắc cổ đại], Yoshikawa Kōbunkan.
  • Sakamoto Tarō và Hirano Kunio chủ biên (1990), 日本古代氏族人名辞典 [Từ điển danh nhân thị tộc Nhật Bản cổ đại], Yoshikawa Kōbunkan.