Trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, các vấn đề khó nhất thường được gọi không chính thức là AI-đầy đủ (tiếng Anh: AI-complete hoặc AI-hard, hay còn gọi là AI-hoàn chỉnh, AI-khó), với ngụ ý rằng độ khó các vấn đề tính toán này với giả định trí thông minh được đưa vào tính toán, tương đương với việc giải quyết vấn đề trí tuệ nhân tạo trung tâm—biến máy tính thông minh như con người, hoặc trí tuệ tổng hợp nhân tạo.[1] Gọi một vấn đề là AI-đầy đủ phản ánh một thái độ rằng vấn đề không thể giải quyết bằng cách giải thuật đơn giản nào đó.

Người ta giải thuyết các vấn đề AI-đầy đủ bao gồm thị giác máy tính, hiểu ngôn ngữ tự nhiên, và đối phó với các tình huống bất ngờ khi giải quyết bất cứ vấn đề nào trong thế giới thực.[2]

Lịch sử

sửa

Fanya Montalvo là người đặt ra thuật ngữ này theo cách tương tự với NP-đầy đủNP-khó trong lý thuyết độ phức tạp tính toán, dùng để chính thức mô tả một lớp nổi tiếng các bài toán khó nhất.[3]

Các cách sử dụng ban đầu của thuật ngữ này là trong luận án Tiến sĩ năm 1987 của Erik Mueller[4] và trong Jargon File của Eric S. Raymond năm 1991.[5]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Shapiro, Stuart C. (1992). Artificial Intelligence In Stuart C. Shapiro (Ed.), Encyclopedia of Artificial Intelligence (Second Edition, pp. 54–57). New York: John Wiley. (Section 4 is on "AI-Complete Tasks".)
  2. ^ Roman V. Yampolskiy. Turing Test as a Defining Feature of AI-Completeness. In Artificial Intelligence, Evolutionary Computation and Metaheuristics (AIECM) --In the footsteps of Alan Turing. Xin-She Yang (Ed.). pp. 3-17. (Chapter 1). Springer, London. 2013. http://cecs.louisville.edu/ry/TuringTestasaDefiningFeature04270003.pdf
  3. ^ Mallery, John C. (1988), “Thinking About Foreign Policy: Finding an Appropriate Role for Artificially Intelligent Computers”, The 1988 Annual Meeting of the International Studies Association., St. Louis, MO.
  4. ^ Mueller, Erik T. (1987, March). Daydreaming and Computation (Technical Report CSD-870017) PhD dissertation, University of California, Los Angeles. ("Daydreaming is but one more AI-complete problem: if we could solve anyone artificial intelligence problem, we could solve all the others", p. 302)
  5. ^ Raymond, Eric S. (1991, March 22). Jargon File Version 2.8.1 (Definition of "AI-complete" first added to jargon file.)