Robocon Tokyo 2009 là lần tổ chức thứ 8 của cuộc thi sáng tạo robot hằng năm dành cho các trường đại học, cao đẳng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương ABU Robocon, dưới sự tổ chức của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU). Vòng chung kết của cuộc thi được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 năm 2009 tại thành phố Tokyo, Nhật Bản.

Robocon Tokyo 2009
Biểu trưng của Robocon Tokyo 2009
Biểu trưng của Robocon Tokyo 2009
Thời gian22 tháng 8 năm 2009
Địa điểmNhà thi đấu Metropolitan Komazawa thuộc Tổng Thể thao Olympic Park Ground
Thành phốTokyo
Quốc giaNhật Bản Nhật Bản
Chủ đềNhịp trống khải hoàn
Kết quả
Giải nhấtTrung Quốc Trung Quốc Dragon Team
Giải nhìHồng Kông Hồng Kông Sapientia
Giải baViệt Nam Việt Nam SPK-KNIGHT
Giải ý tưởngNhật Bản Nhật Bản ToYoHaShi☆Robocons
Giải thiết kếHồng Kông Hồng Kông Sapientia
2008 ABU Robocon 2010

Chủ đề

sửa

 .

Chủ đề của cuộc thi lần này là Nhịp trống khải hoàn.[1] Tên này cũng như nội dung đều xuất phát từ Kago - một loại kiệu cổ của người Nhật Bản thời trung đại. Kago có cấu tạo đơn giản, gồm một cái giỏ được treo trên một trục gỗ, được gọi là đòn gánh. Kago được hai người đàn ông vác, một trước, một sau. Do địa hình gập ghềnh, nhiều núi cao và rừng rậm nên hai người phu kiệu trước sau phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ.

Luật thi đấu

sửa

Cuộc thi Robocon 2009 đề cao sự phối hợp giữa ngườimáy. Các robot không hoạt động độc lập mà là phối hợp với nhau: 1 robot tự động kết hợp với 1 robot điều khiển bằng tay.

 
Một cảnh thi đấu trong khuôn khổ Cuộc thi sáng tạo robot Việt Nam năm 2009 được tổ chức tại Thừa Thiên Huế

Cuộc thi mô phỏng chuyến hành trình bằng kiệu Kago,trong đó một robot mang vác tự động sẽ đóng vai trò phu kiệu đi trước, một robot mang vác bằng tay làm phu kiệu đi sau, vác theo một robot tự động trên kiệu Kago (được gọi là robot lữ hành).Các thử thách trên đường đi sẽ gồm một phần sân nhô cao mô phỏng núi và các cột cắm zíc zắc mô phỏng rừng.Trên đường đi, hai robot mang vác không được chạm vào Kago và robot lữ hành cũng như không được làm chúng rơi.

Hai robot mang vác phải phối hợp với nhau để đi đến khu vực ghi điểm trước đối thủ. Tại khu vực ghi điểm có ba cái trống Nhật với kích thước nhỏ dần được đặt chồng lên nhau. Cũng tại khu vực ghi điểm, robot lữ hành sẽ được hạ xuống. Đội chiến thắng là đội có robot lữ hành đánh được ba tiếng trống đầu tiên hoặc là đội ở vị trí gần trống hơn nếu hết 3 phút mà chưa có đội nào đánh được trống.[2]

Các đội tham dự

sửa
STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1   Bangladesh Đại học nghề cơ khí Bangladesh Đài truyền hình nhân dân Bangladesh
2   Brunei Đại học Quốc gia Brunei Đài phát thanh Brunei
3   Trung Quốc Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân Đài truyền hình trung ương Trung Quốc
4   Ai Cập Học viện Công nghệ cao thành phố Ramdan Hiệp hội truyền hình phát thanh Ai Cập
5   Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
6   Hồng Kông Đại học Quốc gia Hồng Kông Đài truyền hình Hồng Kông
7   Ấn Độ Đại học Cơ khí và Công nghệ Ấn Độ Đài truyền hình Ấn Độ
8   Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Đài nhân dân Indonesia
9   Nhật Bản 1 Đại học Công nghệ Toyohashi Tập đoàn truyền hình Nhật Bản (NHK)
10   Nhật Bản 2 Học viện Công nghệ Kanazawa Tập đoàn truyền hình Nhật Bản (NHK)
11   Hàn Quốc Đại học Quốc gia Chungnam Hệ thống truyền thông Hàn Quốc (KBS)
12   Ma Cao Đại học Macau Đài truyền hình Macau
13   Malaysia Đại học Đa truyền thông Đài truyền hình Malaysia
14   Mông Cổ Đại học Quốc gia Mông Cổ Đài phát thanh nhân dân Mông Cổ
15   Nepal Đại học Tribhuvan IOE Đài truyền hình Nepal
16   Ả Rập Xê Út Đại học Đức vua Abdulaziz Đài phát thanh truyền hình Ả Rập
17   Sri Lanka Đại học Moratuwa Đài truyền hình Sri Lanka
18   Thổ Nhĩ Kỳ Serdar Công ty phát thanh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ
19   Thái Lan Đại học Dhurakijpundit MCOT
20   Việt Nam Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Đài truyền hình Việt Nam

Bên lề

sửa

Trước khi vòng chung kết diễn ra, đội đang giữ kỉ lục hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất thuộc về Trung QuốcViệt Nam cùng với 18 giây.

Trong trận chung kết trong nước, đội Việt Nam có thành tích hoàn thành nhiệm vụ với 30 giây, nhưng trong quá trình cải tiến đã giảm xuống còn 18 giây.

Kết quả chia bảng

sửa
Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
  Nhật Bản 1   Fiji   Pakistan   Bangladesh   Sri Lanka   Mông Cổ   Hồng Kông
  Nepal   Indonesia   Thái Lan   Trung Quốc   Nhật Bản 2   Ai Cập   Malaysia
  Ấn Độ   Việt Nam   Hàn Quốc   Ả Rập Xê Út   Ma Cao   Thổ Nhĩ Kỳ

Vòng bảng

sửa

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
Tứ kết Bán kết Chung kết
         
  Nhật Bản 2 X
  Việt Nam G (25)
  Việt Nam X
  Trung Quốc G (19)
  Hàn Quốc X
  Trung Quốc G (19)
  Trung Quốc G (18)
  Hồng Kông X
  Nhật Bản 1 O
  Ai Cập X
  Nhật Bản 1 X
  Hồng Kông G (23)
  Hồng Kông G (24)
  Indonesia X

Kết quả

sửa
Vô địch Robocon Tokyo 2009
 
Dragon Team
Học viện công nghệ Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc
Lần thứ ba

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa

Liên kết ngoài

sửa