Aleksey Alekseyevich Brusilov

(Đổi hướng từ A.A. Brusilov)

Aleksei Alekseyevich Brusilov (tiếng Nga: Алексе́й Алексе́евич Бруси́лов) (19 tháng 8 năm 185317 tháng 3 năm 1926) là vị tướng kỵ binh người Nga, chỉ huy tập đoàn quân số 8 của đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Quân của ông đã giành một loạt chiến thắng vào năm 1914, và cứu vãn nước Nga vào năm 1915.[1] Song, ông nổi tiếng vì là người chỉ huy cuộc tổng tấn công mang tên mình vào năm 1916, đánh bại hoàn toàn quân đội Áo-HungGalicia, tạo nên bước ngoặt cho Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hồi ký về chiến tranh của ông đã được dịch ra tiếng Anh vào năm 1930 với tên gọi A Soldier's Notebook (Sổ ghi chép của một người lính), 1914–1918.

Aleksei Alekseevich Brusilov
Brusilov năm 1916
Sinh19 tháng 8 năm 1853
Tiflis, Gruzia
Mất17 tháng 3 năm 1926
Moskva, Nga
Thuộc Nga
 Liên Xô
Quân chủngQuân đội Đế quốc Nga
Hồng quân Liên Xô
Năm tại ngũ1872 — 1924
Cấp bậcĐại tướng (Генерал-адьютант)
Chỉ huyQuân đội Đế quốc Nga
Hồng quân Liên Xô
Tham chiếnChiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ
Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh Liên Xô-Ba Lan
Tặng thưởngHuân chương thánh Stanislav hạng 3 (1877)
Huân chương thánh Anne, hạng 3(1877)
Huân chương thánh Stanislav, hạng 2 (1878?)
Huân chương thánh George, hạng 4 rồi hạng 3
Huân chương thánh George với Gươm và Kim cương (1916)

Cuộc đời

sửa

Trước Cách mạng Tháng Mười

sửa

Aleksey Alekseyevich Brusilov sinh tại Tiflis (nay là Tbilisi, Gruzia). Cha ông là người Nga, mẹ ông là người Ba Lan. Là một nhà dân tộc Chủ nghĩa, ông yêu nước mãnh liệt. Ông mở đầu binh nghiệp với việc gia nhập Quân đội Nga hoàng.[2] Ông bắt đầu phục vụ Quân đội Nga từ cuộc Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ năm 1877-1878. Ông được phong hàm tướng vào năm 1906.

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, A. A. Brusilov là chỉ huy trưởng của tập đoàn quân số 8 Nga và sau đó chỉ huy phương diện quân tây nam. Ông được xem là vị tướng Nga xuất sắc nhất trong cuộc chiến. Ông cũng là người đã đưa ra chiến thuật tấn công mới đầy sáng tạo và hiệu quả mà nổi bật là trong cuộc tổng tấn công của Brusilov vào năm 1916 đã đánh bại hoàn toàn quân Áo-Hung ở Galicia với thương vong của quân Áo-Hung là trên 1 triệu người [cần dẫn nguồn] và quân Nga chiếm được 25.000 km vuông lãnh thổ. Trong giai đoạn cuối của chiến dịch, Brusilov trở lại với phương thức xua Bộ binh tấn công ồ ạt của Nga, do đó họ chỉ thu được những thắng lợi nhỏ nhoi. Quân đội Nga chịu thiệt hại 500.000 người và kiệt sức, vì thế không thể tiếp tục khai thác thắng lợi.[3][4] Tuy nhiên, cuộc tổng tấn công đã tiêu diệt hoàn toàn quân chủ lực Áo - Hung.[5] Không những thế, do quân Đức phải chuyển đến chặn đứng quân đội của Brusilov, tình hình phe Hiệp Ước tại VerdunSomme được cải thiện. Quân Áo - Hung không thể hồi phục lại,[2] đồng thời quân Đức cũng bị tổn thất đến 350.000 binh sĩ.[6]

Vào ngày 18 tháng 6 năm 1916, bài viết "Người anh hùng vinh quang của nước Nga, được đề cập tường tận bởi một người rất hiểu ông"[7] của anh rể ông là Charles Johnson, ra mắt trên Thời báo New York.

Kể từ thất bại ê chề của Quân đội Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905) cho đến những chiến bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông ngày càng trở nên chán ghét chế độ Nga hoàng. Ông còn công khai đứng về phe quần chúng trong cuộc Cách mạng Tháng Hai (1917).

Sau Cách mạng Tháng Hai (1917), Nga hoàng Nikolai II đã phải thoái vị. Brusilov được chính phủ lâm thời chỉ định làm tổng tham mưu trưởng quân đội Nga. Tháng 7 năm 1917, ông chỉ huy cuộc tổng tấn công của Kerensky vào liên quân Đức - Áo-Hung tại Galicia, nhưng cuộc tấn công thất bại hoàn toàn vì binh lính Nga đào ngũ hoàng loạt và làn sóng phản chiến ngày càng cao trong nước. Vào tháng 8, ông bị bãi chức vì bị nghi có dính líu đến cuộc đảo chính của các tướng lĩnh Nga hoàng cũ, cùng như bị nghi là có cảm tình với những người Bolshevik Nga đang chuẩn bị làm cách mạng.

Sau Cách mạng Tháng Mười

sửa
 
Brusilov năm 1917

Từ sau Cách mạng Tháng Mười và những năm đầu của cuộc nội chiến Nga, Brusilov không tham gia hoạt động quân sự. Mãi đến năm 1920, ông mới gia nhập Hồng quân để chiến đấu chống lại Bạch vệ Ba Lan nhưng chỉ tham gia cố vấn là chính.

Sau khi nội chiến Nga kết thúc, Brusilov nghỉ hưu khi ông 70 tuổi vào năm 1923. Brusilov sống trong căn hộ chung cư của mình với người vợ ốm yếu và một cặp vợ chồng khác. Ông mất tại Moskva vào ngày 17 tháng 3 năm 1926 vì bệnh tim, hưởng thọ 73 tuổi. Đám tang của Ông được tổ chức theo nghi lễ trọng thể của nhà nước và ông được chôn tại Nghĩa trang Novodevichy - nơi yên nghỉ của hoàng thân quốc thích xưa và nhiều danh nhân lịch sử khác của nước Nga.[1]

Đánh giá

sửa

Theo đánh giá của Bernard Law Montgomery - Thống chế Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Brusilov là một trong 7 vị tướng tài năng nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (những người còn lại là Erich von Falkenhayn, Erich Ludendorff, Mustafa Kemal Atatürk, Herbert Plumer, John MonashEdmund Allenby)[8].

Các sử gia quân sự (kể cả các sử gia quân sự Liên Xô cũ), xem Aleksei Alekseevich Brusilov là vị thống soái vĩ đại nhất của Quân đội Nga trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[1] Cuộc tổng tấn công Brusilov năm 1916 của ông, được xem là chiến dịch tấn công xuất sắc nhất của Quân đội Nga trong cuộc đại chiến này.[2]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Timothy C. Dowling, The Brusilov offensive, trang XXI
  2. ^ a b c Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, trang 127
  3. ^ Robin Prior, Trevor Wilson -The First World War tr 116 Nhà xuất bản Cassell
  4. ^ Timothy C. Dowling, The Brusilov Offensive, trang 176
  5. ^ Graydon A. Tunstall, "Austria-Hungary and the Brusilov Offensive of 1916," The Historian 70.1 (Spring 2008): 52.
  6. ^ “First World War.com”. Truy cập 15 tháng 3 năm 2015.
  7. ^ Brusiloff, Hero of the Hour in Russia, Described Intimately byu One Who Knows Him Well, Charles Johnston, New York Times, ngày 18 tháng 6 năm 1916, accessed ngày 8 tháng 2 năm 2010
  8. ^ A Concise History of Warfare by Field-Marshal Viscount Montgomery of Alamein (1968), p. 306. ISBN 0001921495

Tham khảo

sửa
  • Bark, Sir Peter. "The Last Days of the Russian Monarchy—Nicholas II at Army Headquarters", Russian Review, Vol. 16, No. 3. (1957), pp. 35–44.
  • Brown, Stephen. "[Review:] Красная звезда или крест? Жизнь и судьба генерала Брусилова (The Red Star or the Cross? Life and Fate of General Brusilov) by Ю.В. Соколов", Slavic Review, Vol. 54, No. 4. (1995), pp. 1087–1088.
  • Brusilov, A.A. A Soldier's Note-Book, 1914–1918. Westport, CT: Greenwood Press, 1971 (hardcover, ISBN 0837150035).
  • Feldman, Robert S. "The Russian General Staff and the June 1917 Offensive", Soviet Studies, Vol. 19, No. 4. (1968), pp. 526–543.
  • Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, ABC-CLIO, 2002. ISBN 1576073440.
  • Jones, David R. "The Officers and the October Revolution", Soviet Studies, Vol. 28, No. 2. (1976), pp. 207–223.
  • Nikolaieff, A.M. "The February Revolution and the Russian Army", Russian Review, Vol. 6, No. 1. (1946), pp. 17–25.
  • Wildman, Allan. "The February Revolution in the Russian Army", Soviet Studies, Vol. 22, No. 1. (1970), pp. 3–23.
  • Timothy C. Dowling, The Brusilov offensive, Đại học Indiana Press, 2008.