Công ty hàng không Nga Aeroflot (tiếng Nga: Аэрофлот — Российские авиалинии Aeroflot — Rossijskie Avialinii), hay Aeroflot (Аэрофлот; nghĩa là "phi đội"), là công ty hàng không quốc gia Nga và là hãng vận chuyển lớn nhất nước Nga. Hãng có trụ sở tại Moskva và điều hành các tuyến bay chở khách nội địa và quốc tế tới gần 90 thành phố tại 47 quốc gia. Sân bay chính là Sân bay quốc tế Sheremetyevo, Moskva.

Aeroflot
JSC "Aeroflot - Russian Airlines"
ОАО «Аэрофлот - Российские авиалинии»
IATA
SU
ICAO
AFL
Tên hiệu
Aeroflot
Lịch sử hoạt động
Thành lập15 tháng 7, 1923
Sân bay chính
Trạm trung
chuyển chính
Sân bay quốc tế Sheremetyevo
Thông tin chung
Phòng chờHạng nhất
Liên minhSkyTeam ( bị đình chỉ)
Điểm đến129
Khẩu hiệuSincerely Yours. Aeroflot (tiếng Nga: Искренне ваш, Аэрофлот
Trụ sở chínhNga Moskva, Nga
Trang webhttp://www.aeroflot.ru
Aeroflot planes

Hãng là một thành viên của Liên minh SkyTeam. Đây cũng từng là công ty hàng không quốc tế của Liên bang Xô viết và từng là hãng hàng không lớn nhất thế giới. Các trụ sở hãng gần Aerostar Hotel, trung tâm Moskva[cần dẫn nguồn].

Trước khi Nga tấn công Ukraine năm 2022, hãng đã bay đến 146 điểm đến ở 52 quốc gia. Số lượng điểm đến đã giảm đáng kể sau khi nhiều nước cấm máy bay Nga; kể từ ngày 8 tháng 3 năm 2022, Aeroflot chỉ bay đến các điểm đến ở NgaBelarus.[1]

Đội bay

sửa

Đội bay hiện tại

sửa

Tính đến tháng 9 năm 2021:

 
Máy bay Airbus A330-200 của Aeroflot
Máy bay Đang sử dụng Đặt hàng Hành khách Ghi chú
B W E Tổng
Airbus A320-200 11 __ 20 120 140 Một chiếc với màu sơn[2] 1950s retro
Một chiếc với màu sơn[3] PBC CSKA Moskva

Hai chiếc mang logo 75 Pobeda! 1945-2020

Hai chiếc mang logo SkyTeam

47 8 150 158
Airbus A320neo 5 1 12 144 156 Giao hàng từ năm 2021
Airbus A321-200 8 28 142 170 Một chiếc mang logo[4] Manchester United
Một chiếc mang logo[5][6] 95th Anniversary

Một chiếc mang logo 75 Победа! 1945-2020

25 16 167 183
Airbus A321neo 3 12 184 196 Giao hàng từ năm 2021
Airbus A330-300 11 28 268 296
1 36 265 301
Airbus A350-900 4 11[7] 28 24 264 316 Giao hàng từ 2020 đến 2023[8]
Boeing 737-800 37 20 138 158[9] Một chiếc với màu sơn[10] SkyTeam
Boeing 777-300ER 20 2 30 48 324 402 Giao hàng từ 2018 đến 2021.[11]
Một chiếc với màu sơn [12] SkyTeam
Irkut MC-21-300 50[13] 16 159 175[14]
Sukhoi Superjet 100-95 25 95 12 75 87 Một chiếc mang logo[15] SkyTeam
Tổng 197 159

Đội máy bay đã ngưng sử dụng

sửa
 
Máy bay chính của Aeroflot từ 1954
Máy bay Bay lần đầu Năm ngưng sử dụng Ghi chú
Airbus A310 1992[16] 2005
Airbus A319[17] ? ?
Antonov An-2 1948 Không biết
Antonov An-10 1959 1973
Antonov An-24 1962 Không biết
Antonov An-124 1980 2000 Máy bay vận chuyển hàng hóa
Boeing 737–300 2008 2009 Máy bay vận chuyển hàng hóa
Boeing 737–400 1998[18] 2004
Boeing 767-300ER[19] 1994[20] 2014[21]
Boeing 777-200ER 1998 2005
Ilyushin Il-12 1947 1970
Ilyushin Il-14 1954 Không biết
Ilyushin Il-18 1958 Không biết
Ilyushin Il-62 1967 2002
Ilyushin Il-76 1979 2004 Máy bay vận chuyển hàng hóa
Ilyushin Il-86 1980[22]:67 2006[23]
Ilyushin Il-96-300 1993[24] 2014[25]
McDonnell Douglas DC-10 1995 2009 Máy bay vận chuyển hàng hóa
McDonnell Douglas MD-11F 2008[26] 2013[27] Máy bay vận chuyển hàng hóa
Tupolev Tu-104 1956 1979
Tupolev Tu-114 1961 1976
Tupolev Tu-124 1962 1980[28]
Tupolev Tu-134 1967 2007[29]
Tupolev Tu-144 1977 1978
Tupolev Tu-154 1968 2009
Tupolev Tu-204 1990 2005
Yakovlev Yak-40 1966 1995
Yakovlev Yak-42 1980[30] 2000
 
Airbus A320 của Aeroflot tại Düsseldorf.

Hàng hoá

sửa

Phi đội chở hàng của Aeroflot tới tháng 8 năm 2006 gồm những máy bay sau:

Phi đội vận tải Aeroflot
Máy bay Tổng cộng Ghi chú
McDonnell Douglas MD-11F 2

Aeroflot dự định thay thế phi đội DC-10F bằng những chiếc MD-11F hiện đại hơn.

Tai nạn và sự cố

sửa

Ở đây chỉ tính những vụ tai nạn và sự cố phổ biến nhất.

  1. Vào ngày 11 tháng 10 năm 1984, chuyến bay 3352 của Aeroflot (Tupolev Tu-154B-1) đã đâm vào các phương tiện bảo dưỡng trên đường băng, khiến 174 người trên khoang và 4 người trên mặt đất thiệt mạng, chỉ có 5 người duy nhất vẫn còn sống sót. Nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc là do một kiểm soát viên không lưu đã ngủ gật trong khi đang làm nhiệm vụ. Kiểm soát viên mặt đất lúc đang làm nhiệm vụ chỉ mới 23 tuổi. Anh ta được cho là đã không ngủ đủ giấc trong những ngày trước khi vụ tai nạn xảy ra, vì phải chăm sóc hai đứa con nhỏ của mình. Vào thời điểm nó xảy ra, vụ tai nạn này là vụ tai nạn chết người nhất trong lịch sử hàng không Liên Xô.
  2. Vào ngày 10 tháng 7 năm 1985, chuyến bay 7425 của Aeroflot (Tupolev Tu-154B-2) đã lao thẳng xuống mặt đất gần Uchkuduk, Uzbekistan, thời bấy giờ thuộc Liên Xô. Không có người sống sót trong 200 người có trên chuyến bay ngày hôm đó. Hộp đen của Chuyến bay 7425 đã bị phá hủy trong vụ tai nạn. Nhưng các nhà điều tra, cùng với sự giúp đỡ của các nhà tâm lý học, đã nghiên cứu những yếu tố con người dẫn đến vụ tai nạn. Họ nhận thấy phi hành đoàn của Chuyến bay 7425 đã rất mệt mỏi vào thời điểm ngày hôm đó, và đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất trong lịch sử Liên Xô và Uzbekistan.
  3. Vào ngày 20 tháng 10 năm 1986, chuyến bay 6502 của Aeroflot (Tupolev 134A) đã rơi do cơ trưởng đã đặt cược cơ phó là hạ cánh máy bay không cần nhìn đường băng (sơ suất của phi công). Cơ trưởng đã phớt lờ cảnh bào của hệ thống khi máy bay đang ở độ cao khoảng 62 – 65 m và không thực hiện đề xuất bay vòng (go around). Máy bay lao xuống đường băng với tốc độ 150 kn (280 km / h; 170 dặm / giờ) và dừng lại sau khi đã chạy quá đường băng. 70 người tử vong, trong đó có cả cơ phó. Chỉ 24 người sống sót, trong đó hơn một nửa là trẻ em. Cơ trưởng là Kliuyev bị truy tố và bị kết án 15 năm tù, sau đó được giảm xuống sáu năm tù.
  4. Vào ngày 23 tháng 3 năm 1994, Chuyến bay 593 của Aeroflot (Airbus A310-304) đã rơi ở Siberia chỉ vì viên cơ phó thứ 3 cho hai đứa con của mình vào buồng lái giữa đêm. Khi đó Yana, 12 tuổi và Eldar, 15 tuổi được phép ngồi vào ghế của cơ trưởng và nghịch với các nút điều khiển mà đáng lý ra đã phải được vô hiệu hóa trước khi máy bay chuyển sang chế độ bay tự động. Trong lúc đang chơi, Eldar vô tình kéo nút điều khiển xuống trong đúng 30 giây, quay lại trạng thái điều khiển bằng tay, Vì phi công xử lí không kịp nên chiếc máy bay đã rơi tự do xuống đất ở Siberia khiến toàn bộ 75 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
  5. Vào ngày 14 tháng 9 năm 2008, Chuyến bay 821 của Aeroflot Nord (Boeing 737-505) đã gặp sự cố (mất kiểm soát) khi đang tiếp cận Sân bay Quốc tế Perm lúc 5:10 giờ địa phương. Tất cả 88 người trong khoang thiệt mạng. Nguyên nhân chính của vụ tai nạn là cả hai phi công đều mất định hướng trong không gian do không có kinh nghiệm, Thiếu chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, quản lý nguồn lực của thuyền viên không tốt và việc sử dụng rượu của thuyền trưởng cũng góp phần gây ra tai nạn. Thảm họa hàng không này dẫn đến việc Aeroflot-Nord đổi tên thành Nordavia , có hiệu lực vào ngày 1 tháng 12 năm 2009 và sau đó là Smartavia vào năm 2019.
  6. Vào ngày 5 tháng 5 năm 2019, chuyến bay 1492 của Aeroflot (Sukhoi Superjet 100) đã bốc cháy ở cánh và thân máy bay phía sau sau một cú va chạm mạnh, và có tới 41 người trên tàu được báo cáo là đã thiệt mạng. Máy bay sau đó đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Theo báo cáo của Ủy ban Hàng không Liên bang Nga phụ trách điều tra nguyên nhân vụ việc, máy bay Sukhoi Superjet 100 đã hạ cánh với tốc độ vượt mức cho phép sau khi bị sét đánh. Ngoài ra, phi hành đoàn cũng đã quyết định cho máy bay hạ cánh bất chấp khuyến cáo của một hệ thống tự động rằng máy bay nên tiếp cận đường băng lần thứ hai. Tuy nhiên, báo cáo điều tra nêu trên kết luận phi công không có lỗi trong vụ việc.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Aeroflot halting all foreign flights, minus Belarus, from March 8”. Al Jazeera. 5 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ Drum, Bruce (ngày 31 tháng 5 năm 2013). “Aeroflot puts its Airbus A320 1956 retrojet into revenue service”. World Airline News. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2016.
  3. ^ “A320 with CSKA Moscow livery joins Aeroflot fleet”. ngày 26 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018.
  4. ^ “Aeroflot unveils Manchester United livery on new Airbus A321”. ngày 23 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2018.
  5. ^ “«Аэрофлот» презентовал самолет в юбилейной ливрее”. lenta.ru. ngày 4 tháng 5 năm 2018.
  6. ^ “ФОТО: A321 "Аэрофлота" к 95-летию авиакомпании получил специальную ливрею”. ato.ru. ngày 3 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ Montag-Girmes, Polina (ngày 11 tháng 1 năm 2017). “Aeroflot cancels eight A350-800s”. Air Transport World. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2017.
  8. ^ Public Joint Stock Company Aeroflot - Russian Airlines: Condensed Consolidated Interim Financial Statements as at and for the 6 months ended ngày 30 tháng 6 năm 2017 (PDF) (Bản báo cáo). Moscow: Aeroflot. ngày 29 tháng 8 năm 2017. tr. 13. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2017.
  9. ^ Blachly, Linda (ngày 9 tháng 7 năm 2015). “Aircraft News-ngày 9 tháng 7 năm 2015”. Air Transport World. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2016. Aeroflot took delivery of its 10th Boeing 737–800. The aircraft is configured in a two-class composition with 20 seats in business class and 138 seats in economy class.
  10. ^ “SkyTeam Liveried Boeing B737-800 Joins Aeroflot Fleet”.
  11. ^ “Russian airline orders six 777s, helping bridge Boeing's delivery gap”. The Seattle Times. ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ “Aeroflot paints new Boeing 737-800 in SkyTeam livery”.
  13. ^ “Aeroflot sends plans to buy local aircraft to government”. Moscow: RIA Novosti. ngày 19 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2013.
  14. ^ "Аэрофлот" получит первые МС-21 в конце 2018 года”. ТАСС. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2016.
  15. ^ “SkyTeam livery fact sheet” (PDF). SkyTeam. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2016.
  16. ^ Moore, Victoria (ngày 23 tháng 3 năm 2007). “Aeroflot to acquire 22 A350XWBs and 10 A330s”. London: Flightglobal. Flight International. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2013.
  17. ^ “Aircraft Fleet”. Aeroflot. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 5 năm 2016.
  18. ^ “Aeroflot Takes Delivery of its First Boeing 737–400” (Thông cáo báo chí). Boeing. ngày 5 tháng 5 năm 1998. Bản gốc lưu trữ 6 Tháng mười một năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  19. ^ Yeo, Ghim-Lay (ngày 3 tháng 2 năm 2010). “SINGAPORE 2010: Ameco Beijing signs MRO contracts with United and Aeroflot”. Singapore: Flightglobal. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018. The MRO firm also inked a contract to provide C-checks on Aeroflot's four Boeing 767-300ER aircraft. 
  20. ^ “Aeroflot 767 Fleet”.
  21. ^ Kalinina, Svetlana (ngày 4 tháng 7 năm 2014). "Аэрофлот" вывел из эксплуатации самолеты Boeing 767”. ATO.ru. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2018. 
  22. ^
  23. ^ Straus, Brian (ngày 26 tháng 10 năm 2006). “Aeroflot fleet renewal continues with end of IL-86s, lease of A321s”. Air Transport World. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  24. ^ “Russian carriers may lease 737s”. Flight International: 18. ngày 22 tháng 6 năm 1993. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2013.
  25. ^ “The last flight of the IL-96-300 with Aeroflot. Moscow, Sheremetyevo Airport”. OJSC "Ilyushin Aviation Complex. ngày 30 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  26. ^ “Boeing and Aeroflot Cargo Commemorate MD-11BCF Service” (Thông cáo báo chí). Boeing. ngày 24 tháng 7 năm 2008. Bản gốc lưu trữ 24 tháng Bảy năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  27. ^ Borodina, Polina (ngày 23 tháng 7 năm 2013). “Aeroflot ends MD-11 freighter operations”. Air Transport World. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2013.
  28. ^ “TUPOLEV TU-124 by Tupolev OKB”. ASAP Aerospace. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2017.
  29. ^ “Other News – 02/16/2007”. Air Transport World. ngày 19 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2012.
  30. ^ Kingsley-Jones, Max (ngày 1 tháng 9 năm 1999). “Commercial Aircraft Directory: Part 2”. London: Flightglobal. Flight International. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2013.

Liên kết ngoài

sửa