Iris /ˈrɪs/ (định danh hành tinh vi hình: 7 Iris) là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính và có lẽ là vi thể hành tinh còn sót lại quay xung quanh Mặt Trời ở giữa Sao HỏaSao Mộc. Nó là vật thể sáng thứ tư trong vành đai tiểu hành tinh. Iris là một tiểu hành tinh kiểu S, nghĩa là nó được cấu tạo từ đá.

7 Iris
Iris được chụp bởi Kính thiên văn rất lớn vào năm 2017[1]
Khám phá
Khám phá bởiJohn Russell Hind
Ngày phát hiện13 tháng 8 năm 1847
Tên định danh
(7) Iris
Phiên âm/ˈrɪs/[2]
Đặt tên theo
Īris
A847 PA
Vành đai chính
Tính từIridian /ɪˈrɪdiən, -/[3]
Đặc trưng quỹ đạo[4]
Kỷ nguyên 27 tháng 4 năm 2019
(JD 2.458.600,5)
Điểm viễn nhật2,937 AU (439,4 Gm)
Điểm cận nhật1,834 AU (274,4 Gm)
2,385 AU (356,8 Gm)
Độ lệch tâm0,2312
3,68 năm (1345,375 ngày)
19,03 km/s
140,420°
Độ nghiêng quỹ đạo5,524°
259,563°
145,265°
Các tham số quỹ đạo chuẩn[5]
2,386 2106 AU
0,212 5516
6,392 4857°
97.653672 độ / năm
0 năm
(0,001 ngày)
38,403 324 giây góc / năm
−46,447 128 giây góc / năm
Đặc trưng vật lý
Kích thướcc/a = 0,58±0,07[6]
268 km × 234 km × 180 km
± (5 km × 4 km × 6 km)[1]
225 km × 190 km × 190 km[7]
Đường kính trung bình
199±10 km[6][8]
214±5 km[1]
200±10 km (IRAS)[4]
538460 km2[a]
Thể tích37153500 km3[a]
Khối lượng(13,75±1,3)×1018 kg[1][6]
Mật độ trung bình
3,2±0,74 g/cm3[6]
2,7±0,3 g/cm3[1]
0.08 m/s²
0,131 km/s
7,138843 h (0,2974518 d)[1]
Vận tốc quay tại xích đạo
25,4 m/s[a]
0,279[6]
0,277
Nhiệt độ~171 K
cực đại 275 K (+2°C)
Tiểu hành tinh kiểu S
6,7 [9][10] đến 11,4
5,51
0,32" đến 0,07"

Phát hiện và tên gọi

sửa

Iris được J. R. Hind phát hiện vào ngày 13 tháng 8 năm 1847 từ London, Anh. Nó là tiểu hành tinh đầu tiên được ông phát hiện và là tiểu hành tinh thứ bảy được khám phá từ trước đến nay.

Iris được đặt tên theo vị nữ thần cầu vồng Iris trong thần thoại Hy Lạp, người đưa tin của các vị thần, đặt biệt là thần Hera.

Đặc điểm

sửa
 
Kích cỡ của mười tiểu hành tinh đầu tiên được phát hiện so với Mặt Trăng của Trái Đất. Iris nằm ở vị trí thứ tư từ phải sang.

Địa chất

sửa

Iris là một tiểu hành tinh kiểu S. Bề mặt của nó rất có thể có những suất phản xạ khác nhau, với một khu vực sáng lớn nằm trên bán cầu bắc.[11] Nhìn chung bề mặt của Iris rất sáng và có khả năng bao gồm các kim loại niken-sắt cũng như silicat magiêsắt. Quang phổ của tiểu hành tinh này tương đồng với L và LL chondrite,[12] vì vậy có thể những thiên thạch này được bắt nguồn từ Iris.

Trong số các tiểu hành tinh kiểu S, Iris đứng thứ năm về đường kính trung bình, sau Eunomia, Juno, AmphitriteHerculina.

Độ sáng

sửa
 
Trường sao phong phú cho thấy tiểu hành tinh Iris (cấp sao 10,1)

Bề mặt sáng và khoảng cách gần với Mặt Trời khiến Iris vật thể sáng thứ tư trong vành đai tiểu hành tinh, sau Vesta, CeresPallas. Nó có cấp sao xung đối trung bình là +7,8, gần bằng Sao Hải Vương và có thể dễ dàng nhìn thấy được bằng ống nhòm tại hầu hết các xung đối. Ở những xung đối nhất định nó còn sáng hơn Pallas một chút.[13] Thậm chí, tại một số xung đối gần với cận điểm quỹ đạo, Iris có thể đạt cấp sao +6,7 (lần cuối vào ngày 31 tháng 10 năm 2017 đạt cường độ +6,9)[9], bằng với độ sáng tối đa của Ceres.

Đặc điểm bề mặt

sửa
Đặc điểm được đặt tên trên Iris
Đặc điểm Phát âm Hy Lạp Nghĩa
Chloros /ˈklrɒs/ χλωρός 'màu xanh lá'
Chrysos /ˈkrsɒs/ χρῡσός 'vàng'
Cirrhos /ˈsɪrɒs/ κιρρός 'màu cam'[b]
Cyanos /ˈsənɒs/ κύανος 'màu xanh dương'
Erythros /ˈɛrɪθrɒs/ ἐρυθρός 'màu đỏ'
Glaucos /ˈɡlɔːkɒs/ γλαυκός 'màu xám'[c]
Porphyra /ˈpɔːrfɪrə/ πορφύρα 'màu tía'
Xanthos /ˈzænθɒs/ ξανθός 'màu vàng'

Sự tự quay

sửa

Iris có chu kỳ quay là 7,14 giờ. Phân tích đường cong ánh sáng cho thấy Iris có hình dạng hơi góc cạnh. Điểm cực Bắc của nó hướng về tọa độ hoàng đạo (β, λ) ước tính là (18°, 19°) với khoảng chênh lệch 4° (Viikinkoski và cộng sự, 2017) hoặc (19°, 26°) với khoảng chênh lệch 3° (Hanuš và cộng sự, 2019),[7] khiến trục quay của nó nghiêng 85°. Do đó, trên gần hết một bán cầu của Iris, Mặt Trời không mọc vào mùa hè và không lặn vào mùa đông. Đối với một vật thể không có khí quyển điều này dẫn đến sự khác biệt rất lớn về nhiệt độ.

Quan sát

sửa
 
Quỹ đạo của Iris so với Trái Đất, Sao Hỏa và Sao Mộc.

Iris đã được quan sát khi đang che khuất một ngôi sao vào ngày 26 tháng 5 năm 1995 và sau đó vào ngày 25 tháng 7 năm 1997. Cả hai lần quan sát đều cho kết quả đường kính khoảng 200 km.

Iris tới gần Sao Hỏa với khoảng cách 0,4 AU một cách đều đặn. Lần tiếp theo việc này xảy ra là vào ngày 2 tháng 11 năm 2054.[15]

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Calculated based on parameters calculated by J. Hanuš và cộng sự[1]
  2. ^ κιρρός is variously translated. The OED has 'orange-tawny'.[14] The color coding of the proposers in their crater maps, however, is simply orange.
  3. ^ Hoặc xanh xám.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g Hanuš, J.; Marsset, M.; Vernazza, P.; Viikinkoski, M.; Drouard, A.; Brož, M.; và đồng nghiệp (24 tháng 4 năm 2019). “The shape of (7) Iris as evidence of an ancient large impact?”. Astronomy & Astrophysics. 624 (A121). arXiv:1902.09242. Bibcode:2018DPS....5040406H. doi:10.1051/0004-6361/201834541.
  2. ^ “iris”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  3. ^ “iridian”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  4. ^ a b “JPL Small-Body Database Browser: 7 Iris” (2018-03-27 last obs.). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2019.
  5. ^ “AstDyS-2 Iris Synthetic Proper Orbital Elements”. Department of Mathematics, University of Pisa, Italy. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ a b c d e P. Vernazza và cộng sự (2021) VLT/SPHERE imaging survey of the largest main-belt asteroids: Final results and synthesis. Astronomy & Astrophysics 54, A56
  7. ^ a b Kaasalainen, M.; và đồng nghiệp (2002). “Models of twenty asteroids from photometric data” (PDF). Icarus. 159 (2): 369. Bibcode:2002Icar..159..369K. doi:10.1006/icar.2002.6907. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2014.
  8. ^ Dudziński và cộng sự (2020) Volume uncertainty of (7) Iris shape models from disk-resolved images. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society, 499: 3, p. 4545-4560
  9. ^ a b Donald H. Menzel & Jay M. Pasachoff (1983). A Field Guide to the Stars and Planets (ấn bản thứ 2). Boston, MA: Houghton Mifflin. tr. 391. ISBN 0-395-34835-8.
  10. ^ “Bright Minor Planets 2006”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2008.[liên kết hỏng]
  11. ^ Hoffmann, M.; E. H. Geyer (1993). “Spots on 4-VESTA and 7-IRIS - Large Areas or Little Patches”. Astronomy & Astrophysics Supplement. 101: 621. Bibcode:1993A&AS..101..621H.
  12. ^ Y. Ueda và cộng sự Surface Material Analysis of the S-type Asteroids: Removing the Space Weathering Effect from Reflectance Spectrum, 34th Annual Lunar and Planetary Science Conference, March 17–21, 2003, League City, Texas, abstract no.2078 (2003).
  13. ^ Odeh, Moh'd. “The Brightest Asteroids”. Jordanian Astronomical Society. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2007.
  14. ^ “cirrhosis”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  15. ^ “JPL Close-Approach Data: 7 Iris”. ngày 30 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009. last obs

Liên kết ngoài

sửa