55 Days at Peking

Phim sử thi Hoa Kỳ năm 1963 đạo diễn bởi Nicholas Ray

55 Days in Peking, (dịch:"55 Ngày ở Bắc Kinh") là một bộ phim sử thi của Hoa Kỳ, sản xuất bởi Samuel Bronston, đạo diễn bởi Nicholas Ray, Andrew MartonGuy Green, và diễn xuất bởi Charlton Heston, Ava GardnerDavid Niven. Phim được ra mắt bởi công ty Monogram Pictures (bấy giờ là Allied Artists). Cảnh quay được dựng bởi Philip Yordan, Bernard Gordon, Ben BarzmanRobert Hamer. Nhạc được sáng tác bởi Dimitri Tiomkin trong khi bài hát mở màn "So Little Time" được sáng tác bởi Tiomkin với lời của Paul Francis Webster. Bản thân những nhà làm phim ở đây cũng đóng một số vai phụ trong phim.

55 Ngày ở Bắc Kinh
Đạo diễnNicholas Ray
Guy Green (không rõ)
Andrew Marton (không rõ)
Tác giảPhilip Yordan
Bernard Gordon
Robert Hamer
Ben Barzman
Dựa trên55 Ngày ở Bắc Kinh
tiểu thuyết năm 1963
của Noel Gerson
Sản xuấtSamuel Bronston
Diễn viênCharlton Heston
Ava Gardner
David Niven
Flora Robson
John Ireland
Leo Genn
Robert Helpmann
Kurt Kasznar
Paul Lukas
Quay phimJack Hildyard
Dựng phimRobert Lawrence
Âm nhạcDimitri Tiomkin
Phát hànhAllied Artists
Công chiếu
29 tháng 5 năm 1963
Thời lượng
153 phút
Quốc giaHoa Kỳ
Ngôn ngữtiếng Anh
Kinh phí$17 triệu[1]
Doanh thu$10,000,000[2]

Bộ phim lấy bối cảnh của cuộc vây hãm các Công sứ Quốc tếBắc Kinh trong nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn từ 1898-1900 ở Nhà Thanh Trung Quốc, nó lấy cảm hứng từ tiểu thuyết của Noel Gerson.

Tóm tắt

sửa

Năm 1900, nạn đói đang hoành hành, ảnh hưởng tới 100 triệu người Trung Quốc bấy giờ, trong khi các cường quốc ngoại bang thì đang tham gia xâu xé Trung Quốc để tranh giành quyền lợi tại một Trung Hoa ngày một suy yếu. Lực lượng Nghĩa Hòa Đoàn, vốn bài xích phương Tây, Thiên Chúa giáo, nên đã liên tục xung đột.

Bất ổn tại Trung Quốc ngày một gia tăng khi Từ Hi Thái hậu (Flora Robson) thông đồng với phe Nghĩa Hòa Đoàn. Ức chế việc 13 trong 18 tỉnh của Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc, Từ Hy ngấm ngầm xúi giục phe Nghĩa Hòa Đoàn tấn công người ngoại quốc. Bản thân bà cũng không muốn xét xử vụ ám sát đại sứ Đức ở Bắc Kinh và yêu cầu người nước ngoài "phải rời khỏi đây", góc phố công sứ Bắc Kinh đã trở nên hỗn loạn bởi các hành động mưu sát và tấn công người phương Tây, người Công giáo và người nước ngoài khác ở Bắc Kinh từ 20 tháng 6 tới 14 tháng 8 năm 1900.

Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, dưới trướng của Thiếu tá Matt Lewis (Charlton Heston), biết rõ điều này. Anh có quan hệ tình cảm với cô bá tước người Nga Natasha Ivanoff (Ava Gardner). Chồng Natasha trước đây đã tự sát khi biết cô có quan hệ lăng nhăng với một quan chức Mãn Thanh. Bộ trưởng Đế chế Nga, vốn là anh của chồng cô, đã hủy visa của cô để lấy lại cái vòng cổ trên người cô vốn rất có giá trị. Mặc dù nữ bá tước dùng đủ cách để thoát khỏi Bắc Kinh, cô lại gặp lại Lewis khi cuộc vây hãm nổ ra, và đang làm việc cho một bệnh viện dã chiến đang cạn kiệt nhu yếu phẩm. Để giúp những người lính, cô đánh đổi luôn cái vòng đó cho Lewis, mặc dù sau đó cũng chết vì bị thương trong một cuộc giao tranh.

Lewis dẫn một đội quân hỗn hợp gồm 400 lính và lính thủy Hoa Kỳ bảo vệ khu phúc hợp. Tình hình tồi tệ khiến Lewis phải liên minh với sĩ quan Anh Arthur Robinson (David Niven) cho tới khi Đô đốc Sydney gửi tiếp viện tới cứu. Sau khi nghe tin việc quân Anh bị lực lượng Nghĩa Hòa Đoàn đánh bật khỏi chiến lũy, họ đã cho nổ thành công một kho tổ hợp của Nghĩa Hòa Đoàn.

Khi các lính ngoại quốc cố gắng dành lương thảo cho người yếu và trẻ nhỏ, Từ Hy ngấm ngầm kêu gọi Nghĩa Hòa Đoàn tấn công mạnh hơn nữa. Thế nhưng, trong bối cảnh đó, điều diệu kỳ xuất hiện: lính của khối Liên quân tám nước kịp tới vào ngày thứ 55 và đè bẹp quân nổi dậy Trung Quốc. Sau trận Bắc Kinh, Từ Hy Thái Hậu dần nhận ra, thời kỳ của Đại Thanh Trung Quốc đang bắt đầu lụi tàn và sẽ dần sụp đổ sau này.

Diễn viên

sửa

Bất cập

sửa

Bộ phim gây ra khá nhiều vấn đề, một phần do đa số các vai diễn cho các nhân vật Trung Quốc đều được các Diễn viên da trắng thủ vai.[3] Ngoài ra còn có những mâu thuẫn màu da, dân tộc Chủ nghĩa cũng như chính trị các nước.

Việc Trung Quốc bấy giờ đóng cửa với thế giới cũng gây ra vô vàn khó khăn.

Đón nhận

sửa

Bộ phim trở thành một thảm họa thương mại tại Hoa Kỳ. Chi phí 17 triệu đô la để thực hiện bộ phim được coi là rất lớn vào thời đó nhưng tổng doanh thu phòng vé trong nước chỉ đạt 10 triệu đô la trong đó nhà sản xuất chỉ lấy về được 5 triệu đô la[4]. Đây là bộ phim có tổng danh thu đứng thứ 20 trong năm 1963. Các số liệu vừa kể không bao gồm doanh thu phòng vé bên ngoài Hoa Kỳ là nơi doanh thu đạt được thành công hơn.

Giải Oscar

sửa

Dimitri Tiomkin được đề cử cho giải thưởng về bài hát và âm nhạc xuất sắc nhất.

Nguồn

sửa
  1. ^ Box Office Information for 55 Days at Peking. IMDb. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ Box Office Information for 55 Days at Peking. The Numbers. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ “55 Days at Peking”. Encyclopædia Britannica. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2017.
  4. ^ "All-Time Top Grossers", Variety, ngày 8 tháng 1 năm 1964 p 69

Tham khảo

sửa