3,7 cm Pak 36
Pháo chống tăng 3,7 cm Pak 36 là một pháo hạng nhẹ của Đức, được dùng trước và trong chiến tranh thế giới 2[2].
3.7 cm Pak 36 | |
---|---|
Loại | Pháo chống tăng |
Nơi chế tạo | Đức Quốc xã |
Lược sử hoạt động | |
Sử dụng bởi | Đức Quốc xã Phát-xít Italy Romania Trung Hoa Dân Quốc[1] Phần Lan Estonia Hungary Slovakia Romania |
Trận | Chiến tranh Trung - Nhật lần thứ hai Nội chiến Tây Ban Nha Chiến tranh thế giới 2 |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Rheinmetall |
Nhà sản xuất | Rheinmetall |
Giá thành | $2,579 |
Thông số | |
Khối lượng | Di chuyển: 450 kg Chiến đấu: 327 kg |
Độ dài nòng | 1.665 m (5 ft 5 in) L/45[2] |
Chiều rộng | 1.65 m (5 ft 5 in) |
Chiều cao | 1.17 m (3 ft 10 in) |
Kíp chiến đấu | 2 |
Đạn pháo | 37 × 249 mm. R |
Cỡ đạn | 37 mm (1.45 in) |
Góc nâng | -5° tới +25° |
Xoay ngang | -30° tới +30° |
Tốc độ bắn | 13 rpm |
Sơ tốc đầu nòng | ≈760 m/s (≈2.500 ft/s) |
Tầm bắn hiệu quả | ≈300 m (≈330 yds) |
Tầm bắn xa nhất | ≈5.500 m (≈6.000 yds) |
Lịch sử
sửaNăm 1924 người Đức đã hoàn thành thiết kế, và tới năm 1928 thì chế tạo thành công một loại pháo nhỏ dùng ngựa kéo, cỡ nòng 3,7 cm, dùng chống lại xe thiết giáp (định danh là 3.7 cm Pak L/45)[3].
Khoảng những năm 1930, phương tiện cơ giới đã thay thế cho ngựa kéo lạc hậu, và pháo 3.7 cm Pak L/45 được thiết kế lại một số bộ phận để thích hợp với việc kéo bằng xe cơ giới (với định danh mới là 3.7 cm Pak 35/36).
Lần đầu tiên nó được dùng là trong Nội chiến Tây Ban Nha. Sự thành công của nó khiến nó nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được một vài quốc gia khác lấy mẫu để thiết kế các pháo của chính mình.
Hoạt động
sửaNăm 1936, trong nội chiến Tây Ban Nha, Pak 36 chở thành một tiêu chuẩn cho pháo chống tăng hạng nhẹ. Quân Đức đã cho thấy hiệu quả của loại pháo này trong thực chiến.
Trong năm 1940, tại chiến trường phía Tây, Pak 36 trở nên lỗi thời. Nó không thể xuyên phá giáp của các xe tăng đời mới của Anh, Pháp. Tuy nhiên, nó vẫn rất hiệu quả đối với tăng hạng nhẹ (loại tăng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong quân đội các nước này tại thời điểm năm 1940). Vì vậy, nó vẫn được quân đội sử dụng.
Năm 1941, tại chiến trường phía Đông, Pak 36 vẫn có thể chiến đấu được vì phía Liên Xô có tới hơn 21.000 xe tăng hạng nhẹ trong tổng số hơn 23.200 tăng của họ. Pak 36 vẫn đủ sức xuyên giáp của các tăng T-26, BT, T-37/38/39/40/50 từ khoảng cách 1.000 m, hay xuyên giáp các tăng lớn hơn như T-28, T-35 ở cự ly 100 m. Dù Pak 36 không thể xuyên giáp T-34 hay KVs ở bất kỳ khoảng cách nào, nhưng số lượng tăng hạng trung và nặng loại này không nhiều (957 T-34 và 530 KVs). Từ năm 1940, một loại đạn xuyên giáp mới có lõi wolfram được sử dụng. Nó có thể xuyên phá giáp T-34 ở một vài điểm được bảo vệ kém, nhưng nói chung là Pak 36 không còn hữu dụng nữa.
Từ giữa 1940, trong quân đội Đức, Pak 36 dần bị thay thế bởi pháo 5 cm Pak 38. Các nước đồng minh của Đức thì vẫn sử dụng Pak 36 thêm một thời gian nữa.
Lợi thế của các Pak 36 là nó dễ di chuyển. Nó có thể được đưa đi nơi khác rất nhanh chóng bằng 2 người lính (nó nặng chỉ 432 kg). Ngoài ra thì kích thước nhỏ của nó sẽ dễ ngụy trang. Tốc độ bắn của súng cũng rất tốt.
Vì trọng lượng nhẹ, nên Pak 36 hay được gắn lên các xe thiết giáp hạng nhẹ hoặc xe tăng siêu nhẹ. Ví dụ như thiết giáp Renault UE Chenillette hay xe kéo T-20 Komsomolets.
Ở chiến trường châu Á, Pak 36 của quân đội Trung Hoa Dân Quốc cực kỳ hiệu quả trong chống thiết giáp của Nhật vì quân Nhật chủ yếu dùng các xe tăng hạng nhẹ và siêu nhẹ (như Type 95 Ha-Go hay Type 97 Te-Ke)[4].
Đạn
sửa- Pzgr 18 (Armour-piercing)
- Đầu đạn: 0.685 kg
- Sơ tốc đầu nòng: 745 m/s
- Pzgr 40 (Armour-piercing, composite, rigid)
Đây là đạn lõi Wolfram, nhẹ hơn và có sơ tốc đầu nòng cao hơn, nhưng chỉ được sản xuất với số lượng nhỏ.
- Đầu đạn: 0.368 kg
- Sơ tốc đầu nòng: 1,020 m/s
Khoảng cách | Xuyên giáp (Pzgr 18) |
Xuyên giáp (Pzgr 40) |
Tỷ lệ trúng (huấn luyện) Pzgr 40 |
Tỷ lệ trúng (chiến đấu) Pzgr 40 |
---|---|---|---|---|
100 m | 34 mm | 64 mm | 100% | 100% |
500 m | 29 mm | 31 mm | 100% | 100% |
1000 m | 22 mm | - mm | 100% | 85% |
1500 m | 20 mm | - mm | 95% | 61% |
2000 m | - mm | - mm | 85% | 43% |
Khả năng xuyên giáp là của đạn Pzgr 40 APCR với góc chạm là 30° so với phương thẳng đứng.
Stielgranate 41
sửaNăm 1943, quân Đức đưa vào sử dụng đạn Stielgranate 41 liều nổ lõm. Pak 36 bây giờ có thể xuyên phá bất kỳ loại giáp nào (tại thời điểm 1943), mặc dù vận tốc thấp của đạn khiến nó vẫn bị giới hạn khá nhiều.
Biến thể
sửaKhông có biến thể pháo binh nào của Pak 36, nhưng một số quốc gia khác đã dựa trên Pak 36 để thiết kế các loại pháo chống tăng của riêng mình. Ví dụ như Škoda 40 mm A17 của Hungary, hay 37 mm anti-tank gun M1930 (1-K) của Liên Xô, hoặc khẩu 37 mm M3 gun của Hoa Kỳ.
Có một biến thể pháo tăng của Pak 36 là 3.7 cm KwK 36. Nó được dùng chủ yếu trên xe tăng Panzer III.
Các quốc gia sử dụng
sửa- Đức Quốc xã
- Italy
- Hungary
- Romania
- Trung Hoa Dân Quốc
- Slovakia
- Phần Lan
- Estonia
Chú thích
sửa- ^ Jowett, Philip. The Chinese Army 1937-49: World War II and Civil War. Osprey Publishing. tr. 16. ISBN 1-84176-904-5.
- ^ a b German Infantry Weapons. Washington: United States War Department. tr. 113–114.
- ^ Terry Gander and Peter Chamberlain, Small Arms, Artillery and Special Weapons of the Third Reich, MacDonald and Janes, London, 1978, p107.
- ^ “中国生产的37毫米反坦克炮:抗战时日本坦克的噩梦_军事_中华网”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2015. Truy cập 1 tháng 12 năm 2016.
- ^ Armor penetration table at Panzerworld
Tham khảo
sửa- Gander, Terry and Chamberlain, Peter. Weapons of the Third Reich: An Encyclopedic Survey of All Small Arms, Artillery and Special Weapons of the German Land Forces 1939-1945. New York: Doubleday, 1979 ISBN 0-385-15090-3
- Hogg, Ian V. German Artillery of World War Two. 2nd corrected edition. Mechanicsville, PA: Stackpole Books, 1997 ISBN 1-85367-480-X