192 Nausikaa

tiểu hành tinh vành đai chính

Nausikaa /nɔːˈsɪki.ə/ (định danh hành tinh vi hình: 192 Nausikaa) là một tiểu hành tinh lớn, thuộc kiểu quang phổ S, ở vành đai chính.

192 Nausikaa
Mô hình ba chiều của 192 Nausikaa dựa trên đường cong ánh sáng của nó.
Khám phá
Khám phá bởiJohann Palisa
Ngày phát hiện17 tháng 2 năm 1879
Tên định danh
(192) Nausikaa
Phiên âm/nɔːˈsɪki.ə/[1]
Đặt tên theo
Nausicaä
A879 DA; 1933 HH
Vành đai chính
Tính từNausikaan[2]
Đặc trưng quỹ đạo[3]
Kỷ nguyên 25 tháng 2 năm 2023
(JD 2.460.000,5)
Tham số bất định 0
Cung quan sát52.446 ngày (143,59 năm)
Điểm viễn nhật2,9934 AU (447,81 Gm)
Điểm cận nhật1,8121 AU (271,09 Gm)
2,4028 AU (359,45 Gm)
Độ lệch tâm0,245 82
3,72 năm (1360,4 ngày)
94,342°
0° 15m 52.632s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo6,8137°
343,25°
30,067°
Trái Đất MOID0,813936 AU (121,7631 Gm)
Sao Mộc MOID2,49065 AU (372,596 Gm)
TJupiter3,473
Đặc trưng vật lý
Kích thước103,26±1,9 km[3]
90,18 ± 2,80 km[4]
Khối lượng(1,79 ± 0,42) × 1018 kg[4]
Mật độ trung bình
4,64 ± 1,17 g/cm³[4]
13,625 giờ (0,5677 ngày)
0,2330±0,009
8,2
7,13

Ngày 17 tháng 2 năm 1879, nhà thiên văn học người Áo Johann Palisa phát hiện tiểu hành tinh Nausikaa khi ông thực hiện quan sát tại Đài quan sát Hải quân Áo và đặt tên nó theo tên Nausicaä, một công chúa trong sử thi Odyssey của Homer.

Căn cứ trên dữ liệu đường cong ánh sáng của nó, năm 1985 người ta đoán là nó có một vệ tinh, tuy nhiên chưa có sự xác nhận.[5] Một kiểu mẫu hình dạng của Nausikaa đã được dựng lên, cũng dựa vào dữ liệu đường cong ánh sáng, cho thấy nó không quá thuôn dài.[6]

Năm 1998, từ Hoa Kỳ, người ta đã quan sát thấy nó che khuất một ngôi sao.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Nausicäa”. Dictionary.com Chưa rút gọn. Random House.
  2. ^ Cf. James Joyce's Ulysses: critical essays (1974) Hart & Hayman
  3. ^ a b “192 Nausikaa”. JPL Small-Body Database. NASA/Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ a b c Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73, tr. 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  5. ^ Other reports of asteroid/TNO companions, Johnstonsarchive.net, truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2012
  6. ^ “New worlds in our solar system”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2003. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2003.

Liên kết ngoài

sửa