Ủy ban Olympic quốc gia

(Đổi hướng từ Ủy ban Olympic Quốc gia)

Ủy ban Olympic quốc gia (hay NOC) là tên gọi chung bao gồm các ủy ban đại diện cho các nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới tham gia vào các hoạt động Olympic. Dưới sự quản lý của Ủy ban Olympic quốc tế, các ủy ban địa phương có trách nhiệm tổ chức sự kiện và giúp đỡ người dân nước mình tham gia vào các kì Đại hội Thể thao, như Thế vận hội. Các ủy ban này cũng có nhiệm vụ đề cử các thành phố trong khu vực họ quản lý trở thành ứng viên đăng cai các kì Đại hội sẽ diễn ra. NOCs đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của các vận động viên và công tác huấn luyện trong khuôn khổ quốc gia.

Tính đến năm 2020, đã có 206 Ủy ban Olympic quốc gia được công nhận, gồm cả nước độc lập và khu vực địa lý. Tất của 193 thành viên Liên Hợp Quốc đều đã có Ủy ban riêng, cũng như 13 vùng lãnh thổ dưới đây:

Tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia đều là thành viên của Hiệp hội các ủy ban Olympic quốc gia (ANOC), hiệp hội này được chia thành năm khu vực chính:

Châu lục Hiệp hội Số Ủy ban Thành viên sớm nhất Thành viên mới nhất
Hội đồng Olympic châu Á 44 Nhật Bản (1912) Đông Timor (2003)
Ủy ban Olympic châu Âu 49 Pháp (1894) Kosovo (2014)
Ủy ban Olympic quốc gia châu Đại Dương 17 Úc (1895) Tuvalu (2007)
Tổ chức Thể thao liên châu Mỹ 42 Hoa Kỳ (1894) Dominica (1993)
Saint Kitts và Nevis (1993)
Saint Lucia (1993)
Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia châu Phi 53 Ai Cập (1910) Eritrea (1999)

Xem thêm các tổ chức riêng và xin bổ sung các thành viên mới vào danh sách bên dưới.

Danh sách thành viên và năm gia nhập

sửa

Bên dưới là bảng lược sử của 206 Ủy ban thành viên được Ủy ban Olympic quốc tế công nhận từ khi bắt đầu thành lập, năm 1894. Một số Ủy ban được thành lập trước khi được công nhận chính thức, một số khác được công nhận ngay khi thành lập. Một số liên bang, ngày nay không tồn tại (như Liên Xô, Tiệp Khắc, Nam Tư...) không được liệt vào bảng, chỉ những quốc gia tuyên bố ly khai từ chúng được kể tên:

1894 Pháp, Mỹ
1895 Úc, Đức, Hy Lạp, Hungary
1900 Na Uy
1905 Đan Mạch, Anh Quốc
1906 Bỉ
1907 Canada, Phần Lan
1909 Bồ Đào Nha
1910 Ai Cập
1911 Thổ Nhĩ Kỳ
1912 Áo, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Serbia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ
1913 Thụy Điển
1914 România
1915 Ý
1919 New Zealand, Ba Lan
1922 Ireland
1923 Argentina, México, Uruguay
1924 Bulgaria, Haiti
1927 Ấn Độ
1929 Philippines
1934 Chile
1935 Brasil, Iceland, Liechtenstein, Venezuela
1936 Afghanistan, Bermuda, Bolivia, Jamaica, Malta, Peru
1937 Sri Lanka
1947 Guatemala, Iran, Myanmar, Panama, Hàn Quốc
1948 Colombia, Guyana, Iraq, Liban, Pakistan, Puerto Rico, Singapore, Syria, Trinidad và Tobago
1950 Antille thuộc Hà Lan (nay là Aruba, BonaireCuraçao), Thái Lan
1951 Hồng Kông, Nigeria
1952 Bahamas, Ghana, Indonesia, Israel
1953 Monaco
1954 Costa Rica, Cuba, Ethiopia, Malaysia
1955 Barbados, Fiji, Kenya, Liberia
1956 Honduras, Uganda
1957 Bắc Triều Tiên, Tunisia
1959 Albania, Ecuador, Maroc, Nicaragua, San Marino, Sudan, Suriname
1960 Đài Bắc Trung Hoa[1]
1962 Bénin, Cộng hòa Dominica, El Salvador, Mông Cổ
1963 Cameroon, Bờ Biển Ngà, Jordan, Libya, Mali, Nepal, Sénégal
1964 Algérie, Tchad, Madagascar, Niger, Cộng hòa Congo, Sierra Leone, Zambia
1965 Trung Phi, Guinée, Ả Rập Xê Út, Togo
1966 Kuwait
1967 Belize, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ
1968 Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Malawi, Tanzania
1970 Paraguay
1972 Burkina Faso, Lesotho, Mauritius, Somalia, Eswatini
1974 Papua New Guinea
1975 Andorra
1976 Antigua và Barbuda, Quần đảo Cayman, Gambia
1978 Síp
1979 Bahrain, Lào, Mauritanie, Mozambique, Trung Quốc, Seychelles, Việt Nam
1980 Angola, Bangladesh, Botswana, Qatar, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Zimbabwe
1981 Yemen
1982 Quần đảo Virgin thuộc Anh, Oman
1983 Bhutan, Samoa, Quần đảo Solomon
1984 Brunei, Djibouti, Guinea Xích Đạo, Grenada, Rwanda, Tonga
1985 Maldives
1986 Aruba, Quần đảo Cook, Guam
1987 Samoa thuộc Mỹ, Saint Vincent và Grenadines, Vanuatu
1991 Estonia, Latvia, Litva, Namibia, Nam Phi
1993 Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosna và Hercegovina, Burundi, Cabo Verde, Comoros, Croatia, Cộng hòa Séc, Dominica, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Bắc Macedonia, Nga, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, São Tomé và Príncipe, Slovakia, Slovenia, Tajikistan, Turkmenistan, Ukraina, Uzbekistan
1994 Campuchia, Nauru
1995 Guiné-Bissau, Palestine
1997 Micronesia
1999 Eritrea, Palau
2003 Kiribati, Đông Timor
2006 Quần đảo Marshall
2007 Montenegro, Tuvalu
2014 Kosovo
2015 Nam Sudan

Ủy ban Olympic quốc gia không được công nhận

sửa

Chú thích

sửa
  • “National Olympic Committees”. International Olympic Committee. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2008.
  • website chính thức của Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia Lưu trữ 2008-09-15 tại Wayback Machine
  1. ^ Trên thực tế là Đài Loan nhưng buộc phải dùng tên thay thế do áp lực từ chính phủ Trung Quốc.