Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống hành chính Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân thành phố và cơ quan nhà nước ở Trung ương Nhà nước Việt Nam, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp Việt Nam, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Nam và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố [1].
- Văn phòng
- Thanh tra
- Sở Xây dựng
- Sở Giao thông Vận tải
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc
- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Sở Khoa học và Công nghệ
- Sở Tài chính
- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Nội vụ
- Sở Ngoại vụ
- Sở Tư pháp
- Sở Công Thương
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Sở Văn hóa và Thể thao
- Sở Du lịch
- Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Y tế
- Ban Dân tộc
- Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội
Các đơn vị hành chính thuộc trung ương
sửa- Công an thành phố Hà Nội
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
- Cục Thuế Hà Nội
- Cục Hải quan Hà Nội
- Kho bạc Nhà nước thành phố Hà Nội
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội
- Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội
- Cục Thống kê thành phố Hà Nội
- Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
Các Hội đoàn trực thuộc
sửa- Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội
- Hội Nông dân thành phố Hà Nội
- Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội
- Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội
Các đơn vị trực thuộc
sửa- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội
- Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội
- Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội
- Quỹ Đầu tư phát triển
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội
- Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội
- Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội
- Báo Kinh tế và Đô thị
- Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
- Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
- Nhà xuất bản Hà Nội
Đơn vị hành chính
sửaỦy ban nhân dân thành phố Hà Nội hiện còn có các đơn vị hành chính tại các địa phương, trong đó có:
- 12 Ủy ban nhân dân quận (Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm).
- 17 Ủy ban nhân dân huyện (Ứng Hòa, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên)
- 01 Ủy ban nhân dân thị xã (Sơn Tây)[1]
Lãnh đạo
sửa- Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Kiểm toán nhà nước
Phó Chủ tịch
sửa- Lê Hồng Sơn (thường trực), Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND
- Nguyễn Mạnh Quyền
- Nguyễn Trọng Đông
- Hà Minh Hải
- Dương Đức Tuấn
- Vũ Thu Hà
Các Ủy viên
sửa- Nguyễn Quốc Duyệt, Trung tướng - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội
- Nguyễn Hải Trung, Trung tướng - Giám đốc Công an thành phố Hà Nội
- Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch
- Nguyễn Nguyên Quân, Trưởng ban Dân tộc
- Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trụ sở
sửaTrụ sở của Ủy ban nhân dân Thành phố hiện đặt tại phố Đinh Tiên Hoàng bên bờ Hồ Gươm.
Trước kia, đây là Tòa Đốc lý, hay Tòa Thị chính Hà Nội thời Đông Dương thuộc Pháp. Khi Pháp chiếm Hà Nội năm 1883, họ phá chùa Phổ Giác và lấy đất chùa xây Tòa Đốc lý, chùa phải dời xuống khu vườn của Viện Thái y cũ, tức ở cuối phố Ngô Sĩ Liên ngày nay. Sau này, một phần công trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã bị phá đi để xây trụ sở ủy ban với kiến trúc như ngày nay.[3]