Ủy ban Dân tộc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
Ủy ban Dân tộc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (giản thể: 全国人民代表大会民族委员会; phồn thể: 全國人民代表大會民族委員會; Hán-Việt: Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội Dân tộc Ủy viên hội; bính âm: Quánguó Rénmín Dàibiǎo Dàhuì Mínzú Wěiyuánhuì), là một trong mười ủy ban chuyên môn của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ủy ban này được thành lập trong kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa I vào tháng 9 năm 1954 và đã tồn tại trong mọi kỳ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, ngoại trừ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa IV thì bị đình chỉ do Cách mạng Văn hóa.[1]
Ủy ban Dân tộc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc | |
---|---|
全国人民代表大会民族委员会 | |
Thành lập | 9 tháng 4 năm 1954 |
Loại | Ủy ban chuyên môn Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc |
Vị trí | |
Chủ nhiệm | Bayanqolu |
Chủ quản | Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (khi Nhân Đại không tham gia phiên họp) |
Ủy ban Dân tộc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc | |||||||
Giản thể | 全国人民代表大会民族委员会 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Phồn thể | 全國人民代表大會民族委員會 | ||||||
| |||||||
Viết tắt | |||||||
Giản thể | 全国人大民委 | ||||||
Phồn thể | 全國人大民委 | ||||||
|
Chức năng
sửaỦy ban này chịu trách nhiệm thảo luận, đề xuất và soạn thảo luật pháp và quy định liên quan đến dân tộc thiểu số ở Trung Quốc.[2] Theo Luật Tổ chức Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Ủy ban Dân tộc có nhiệm vụ xem xét "quy định tự trị" cũng như quy định riêng do các khu tự trị đệ trình lên Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc để phê duyệt.[3]
Chủ nhiệm
sửaXem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ “委员会历史”. 中华人民共和国全国人民代表大会. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2015.
- ^ “Decoding Chinese Politics”. Asia Society. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2023.
- ^ “Organic Law of the National People's Congress of the People's Republic of China”. National People's Congress. 11 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2023. Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.