Ảnh hưởng sức khỏe của rượu vang
Ảnh hưởng sức khỏe của rượu vang chủ yếu được quyết định bởi thành phần hoạt tính của rượu.[1][2] Một số nghiên cứu cho thấy uống một lượng nhỏ rượu (tối đa một ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với phụ nữ và một đến hai ly mỗi ngày đối với nam giới) có mối liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và tử vong sớm.[2][3] Tuy nhiên, các nghiên cứu khác lại không tìm thấy những hiệu quả như vậy.[4]
Uống nhiều hơn lượng tiêu chuẩn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, huyết áp cao, rung tâm nhĩ, đột quỵ và ung thư[5]. Kết quả hỗn hợp cũng cho thấy liên hệ trong uống rượu nhẹ và tử vong do ung thư.[5][6][7][8]
Nguy cơ cao hơn ở những người trẻ tuổi do uống rượu say (nhậu nhẹt) có thể gây ra các vụ bạo lực hay tai nạn.[3] Ước tính hoảng 88.000 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ là do rượu.[9] Nghiện rượu làm giảm khoảng mười năm tuổi thọ của một người[10] và tiêu thụ rượu quá độ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây tử vong sớm ở Hoa Kỳ.[3] Theo các đánh giá có hệ thống và các hiệp hội y tế, những người không uống rượu không nên bắt đầu uống rượu vang.[3][7][11]
Rượu vang đã có lịch sử sử dụng lâu đời như một phương thuốc sơ khai, được khuyên dùng như một cách thay thế an toàn cho nước uống, thuốc sát trùng để điều trị vết thương, hỗ trợ tiêu hóa và chữa lành nhiều chứng bệnh bao gồm đờ đẫn, tiêu chảy và đau khi sinh con.[12] Giấy cói Ai Cập cổ đại và bảng viết Sumerian có từ năm 2200 trước Công nguyên đã trình bày chi tiết về những công dụng dược liệu của rượu vang và làm rượu vang trở thành loại thuốc lâu đời nhất trên thế giới mà do con người bào chế ra.[13]:433 Rượu vang tiếp tục giữ vai trò lớn trong nền y học cho đến cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi những thay đổi về quan điểm cũng như nghiên cứu y học về rượu và chứng nghiện rượu khiến người ta đặt những nghi vấn về vai trò của nó như là một phần của lối sống lành mạnh.
Tham khảo
sửa- ^ Trichopoulou A, Lagiou P (tháng 11 năm 1997). “Healthy traditional Mediterranean diet: an expression of culture, history, and lifestyle”. Nutrition Reviews. 55 (11 Pt 1): 383–9. PMID 9420448.
- ^ a b Shen J, Wilmot KA, Ghasemzadeh N, Molloy DL, Burkman G, Mekonnen G, Gongora MC, Quyyumi AA, Sperling LS (2015). “Mediterranean Dietary Patterns and Cardiovascular Health”. Annual Review of Nutrition. 35: 425–49. doi:10.1146/annurev-nutr-011215-025104. PMID 25974696.
- ^ a b c d O'Keefe JH, Bhatti SK, Bajwa A, DiNicolantonio JJ, Lavie CJ (tháng 3 năm 2014). “Alcohol and cardiovascular health: the dose makes the poison…or the remedy”. Mayo Clinic Proceedings. 89 (3): 382–93. doi:10.1016/j.mayocp.2013.11.005. PMID 24582196.
- ^ Stockwell T, Zhao J, Panwar S, Roemer A, Naimi T, Chikritzhs T (tháng 3 năm 2016). “Do "Moderate" Drinkers Have Reduced Mortality Risk? A Systematic Review and Meta-Analysis of Alcohol Consumption and All-Cause Mortality”. Journal of Studies on Alcohol and Drugs (bằng tiếng Anh). 77 (2): 185–98. doi:10.15288/jsad.2016.77.185. PMC 4803651. PMID 26997174.
- ^ a b Jin M, Cai S, Guo J, Zhu Y, Li M, Yu Y, Zhang S, Chen K (tháng 3 năm 2013). “Alcohol drinking and all cancer mortality: a meta-analysis”. Annals of Oncology. 24 (3): 807–16. doi:10.1093/annonc/mds508. PMID 23104725.
- ^ Bagnardi V, Rota M, Botteri E, Tramacere I, Islami F, Fedirko V, Scotti L, Jenab M, Turati F, Pasquali E, Pelucchi C, Bellocco R, Negri E, Corrao G, Rehm J, Boffetta P, La Vecchia C (tháng 2 năm 2013). “Light alcohol drinking and cancer: a meta-analysis”. Annals of Oncology. 24 (2): 301–8. doi:10.1093/annonc/mds337. PMID 22910838.
- ^ a b Poli A, Marangoni F, Avogaro A, Barba G, Bellentani S, Bucci M, Cambieri R, Catapano AL, Costanzo S, Cricelli C, de Gaetano G, Di Castelnuovo A, Faggiano P, Fattirolli F, Fontana L, Forlani G, Frattini S, Giacco R, La Vecchia C, Lazzaretto L, Loffredo L, Lucchin L, Marelli G, Marrocco W, Minisola S, Musicco M, Novo S, Nozzoli C, Pelucchi C, Perri L, Pieralli F, Rizzoni D, Sterzi R, Vettor R, Violi F, Visioli F (tháng 6 năm 2013). “Moderate alcohol use and health: a consensus document”. Nutrition, Metabolism, and Cardiovascular Diseases. 23 (6): 487–504. doi:10.1016/j.numecd.2013.02.007. PMID 23642930.
- ^ Noelle K. LoConte, Abenaa M. Brewster, Judith S. Kaur, Janette K. Merrill, and Anthony J. Alberg (ngày 7 tháng 11 năm 2017). “Alcohol and Cancer: A Statement of the American Society of Clinical Oncology”. Journal of Clinical Oncology. 36 (1).
Clearly, the greatest cancer risks are concentrated in the heavy and moderate drinker categories. Nevertheless, some cancer risk persists even at low levels of consumption. A meta-analysis that focused solely on cancer risks associated with drinking one drink or fewer per day observed that this level of alcohol consumption was still associated with some elevated risk for squamous cell carcinoma of the esophagus (sRR, 1.30; 95% CI, 1.09 to 1.56), oropharyngeal cancer (sRR, 1.17; 95% CI, 1.06 to 1.29), and breast cancer (sRR, 1.05; 95% CI, 1.02 to 1.08), but no discernable associations were seen for cancers of the colorectum, larynx, and liver.
Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) - ^ “Alcohol Facts and Statistics”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2015.
- ^ Schuckit MA (tháng 11 năm 2014). “Recognition and management of withdrawal delirium (delirium tremens)”. The New England Journal of Medicine. 371 (22): 2109–13. doi:10.1056/NEJMra1407298. PMID 25427113.
- ^ “Alcohol and heart health”. American Heart Association. 2016. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2016.
- ^ Harding G (2005). A Wine Miscellany. New York: Clarkson Potter. tr. 66–70, 90 & 108. ISBN 0-307-34635-8.
- ^ Robinson J biên tập (2006). The Oxford Companion to Wine (ấn bản thứ 3). Oxford University Press. ISBN 0-19-860990-6.