Tupolev Tu-2

(Đổi hướng từ АNT-58)

Tupolev Tu-2 (Tên khi phát triển ANT-58103, Tên hiệu NATO Bat) là một máy bay ném bom tốc độ cao ban ngày (SDB)/máy bay ném bom mặt trận (FB) hai động cơ nổi tiếng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tổng cộng 2257 chiếc Tu-2 đã được chế tạo.

Tu-2
KiểuMáy bay ném bom hạng trung
Hãng sản xuấtTupolev
Thiết kếAndrei Tupolev
Chuyến bay đầu tiên29 tháng 1-1941
Được giới thiệu1942
Khách hàng chínhLiên Xô Không quân Xô viết
Liên Xô Không quân Hải quân Xô viết
Ba Lan Không quân Ba Lan
Được chế tạo1941—1948
Số lượng sản xuất2.257
Phiên bản khácTupolev Tu-1
Tupolev Tu-8

Thiết kế và phát triển

sửa

Tu-2 đã được biến đổi để đáp ứng nhu cầu về một loại máy bay ném bom tốc độ cao hay ném bom bổ nhào, với khoang chứa bom rộng, và tốc độ tương đương với tốc độ máy bay chiến đấu một chỗ ngồi. Được thiết kế để trở thành đối thủ của chiếc Ju 88, Tu-2 cho thấy nó có tính năng tương đương, và đã được sản xuất với nhiều phiên bản: thả thủy lôi, đánh chặn, và trinh sát.

Được thiết kế với tên gọi "Samolyet (máy bay) 103", việc phát triển được giữ bí mật tuyệt đối. Nguyên mẫu đầu tiên hoàn thành tại nhà máy N156, và tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ngày 29 tháng 1 năm 1941, phi công điều khiển là Mikhail Nukhtinov. Động cơ AM-37 đã bị huỷ bỏ để tập trung nỗ lực vào phát triển loại AM-38F cho Il-2. Vì thế Tupolev phải thiết kế lại chiếc máy bay cho thích hợp với động cơ mới. Việc sửa chữa chiếc máy bay ném bom này khiến tên định danh được đổi từ ANT-58 thành ANT-69.

Hoạt động

sửa

Được chế tạo từ 1941 tới 1948, Tu-2 là loại máy ném bom hai động cơ có tầm quan trọng đứng hàng thứ hai tại Liên bang Xô viết. Thiết kế này khiến Andrei Tupolev trở lại nổi tiếng sau một thời gian bị hắt hủi.

Tu-2 tiếp tục hoạt động cho tới năm 1950. Một số chiếc Tu-2 của Trung Quốc đã đụng độ với những chiếc máy bay của Anh và Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên.

Biến thể

sửa
 
"Aircraft 103"
Hai động cơ Mikulin AM-37 (làm mát bằng nước) 1400 hp. 1941.
ANT-67
Máy bay ném bom năm chỗ ngồi tầm xa.
Tu-1
Máy bay chiến đấu hộ tống tầm xa ba chỗ ngồi.
Tu-2
Sử dụng hai động cơ 1450 hp Shvetsov ASh-82 (làm mát bằng nước) với sức chở lớn hơn. 1942.
Tu-2S (ANT-61)
Sử dụng hai động cơ piston xuyên tâm 1850 hp Shvetsov ASh-82FN. 1943.
Tu-2D (ANT-62)
Phiên bản tầm xa, dùng hai động cơ 1850 hp Shvetsov ASh-82FN?. 1943?
Tu-2DB (ANT-64)
Phiên bản ném bom tầm xa.
Tu-2F (ANT-64)
Phiên bản trinh sát chụp ảnh.
Tu-2G
Phiên bản chở hàng tốc độ cao.
Tu-2K
Chỉ hai chiếc được chế tạo để thử nghiệm các ghế phóng.
Tu-2M (ANT-61M)
Tu-2N
Thử nghiệm động cơ, được chế tạo để thử nghiệm động cơ tuốc bin phản lực Rolls-Royce Nene.
Tu-2 Paravan
Hai chiếc được chế tạo để thử nghiệm thiết bị cắt dây giữ hàng rào bóng phòng không và thiết bị làm lệch (deflector).
Tu-2R
Phiên bản trinh sát.
Tu-2RShR
Nguyên mẫu, được trang bị pháo 57-mm ở thân trước.
Tu-2/104
Nguyên mẫu đánh chặn mọi thời tiết.
Tu-2T (ANT-62T)
Ném bom, thả thủy lôi.
Tu-6
Máy bay trinh sát.
Tu-8 (ANT-69)
Ném bom tầm xa.
Tu-10 (ANT-68)
Nguyên mẫu ném bom thông thường.
UTB
Huấn luyện ném bom sử dụng động cơ Shvetsov ASh-21 690 hp do Phòng thiết kế Sukhoi chế tạo năm 1946

Bên sử dụng

sửa

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai

sửa
  Liên Xô

Hậu chiến

sửa
  Bulgaria
  Trung Quốc
  Hungary
  Indonesia
  Bắc Triều Tiên
  Ba Lan
  România
  Liên Xô

Đặc điểm kỹ thuật (Tu-2)

sửa

Đặc điểm chung

sửa
  • Kíp lái: 4 người
  • Chiều dài: 13.80 m (45 ft 3 in)
  • Sải cánh: 18.86 m (61 ft 10 in)
  • Chiều cao: 4.13 m (13 ft 7 in)
  • Diện tích cánh: 48.5 m² (522 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 7.601 kg (16.757 lb)
  • Trọng lượng chất tải: 10.538 kg (23.232 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 11.768 kg (25.944 lb)
  • Động cơ: 2 Shvetsov ASh-82, 1.380 kW (1.850 hp) mỗi chiếc

Đặc điểm bay

sửa
  • Tốc độ tối đa: 521 km/h (281 kt, 325 mph)
  • Tầm hoạt động: 2.020 km (1.090 nm, 1.260 mi)
  • Trần bay: 9.000 m (30.000 ft)
  • Tốc độ lên: 8.2 m/s (1.610 ft/min)
  • Chất tải cánh: 217 kg/m² (45 lb/ft²)
  • Lực đẩy/Trọng lượng: 260 W/kg (0.16 hp/lb)

Trang bị vũ khí

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa

Xem thêm

sửa