Đua xe hơi

môn thể thao đua bằng ô tô
(Đổi hướng từ Đua ô tô)

Đua xe hơi hay Đua ô tô là môn đua xe thi đấu bằng kỹ thuật điều khiển ô tô trên đường đua. Đường đua ô tô có thể là đường giao thông bình thường, đường chuyên dùng trong các trường đua hoặc những đường địa hình. Thành tích đua ô tô thường được tính bằng thời gian.

Đua xe hơi
Jimmie Johnson dẫn đầu cuộc đua nhiều lĩnh vực ba hàng trở lại tại Đường đua quốc tế Daytona trong giải đua xe đạp địa hình 2015.
Cơ quan quản lý cao nhấtFIA
Cuộc thi đầu tiên30 tháng 8, năm 1867
Đặc điểm
Giới tính hỗn hợp
Hình thứcngoài trời và trong nhà
Hiện diện
OlympicThế vận hội mùa hè 1900 (chỉ trình diễn)
Đua Công thức 1 năm 2008 tại Canada

Trên thế giới ngày nay có rất nhiều kiểu đua ô tô. Một trong những kiểu nổi tiếng nhất là Công thức 1, tập trung các công nghệ và tay đua hàng đầu. Đua ô tô ngày nay là một trong những chương trình thể thao trên truyền hình thu hút nhiều người xem nhất. Đua ô tô cũng được những nhà sản xuất game đưa vào các trò chơi điện tử.

Lịch sử

sửa

Cuộc đua xe hơi tự phát đầu tiên được ghi nhận diễn ra vào ngày 30 tháng 8 năm 1867. Cuộc đua có cự ly 8 dặm giữa Ashton-under-LyneOld Trafford, chỉ có 2 người tham gia bằng chiếc xe do họ tự chế tạo và người chiến thắng là Isaac Watt Boulton.[1]

Ngày 28 tháng 4 năm 1987, Monsier Fossier, biên tập viên của tạp chí Le Vélocipède ở Paris đã đứng ra tổ chức một cuộc đua dài 2 kilomet từ Neuilly Bridge đến Bois de Boulogne. Đây được coi là cuộc đua xe hơi đầu tiên được tổ chức một cách quy củ[2].

Ngày 22 tháng 7 năm 1894, tạp chí Le Petit Journal ở Paris đã tổ chức một giải đua xe đầu tiên ở cấp độ thế giới từ Paris đến Rouen[3]. Có tổng cộng 102 tay đua từ khắp nơi trên thế giới đến tham gia và mỗi người phải đóng phí tham gia là 10 franc Pháp.

Cuộc đua xe hơi đầu tiên được tổ chức ở Mỹ do báo Chicago Times-Herald tổ chức đúng dịp lễ Tạ ơn vào ngày 28 tháng 11 năm 1985[4].

Các thể loại đua xe hơi

sửa

Các loại cờ hiệu thường dùng

sửa

Ở nhiều thể loại đua xe hơi, đặc biệt là các thể loại được tổ chức ở trường đua chuyên dụng, các trọng tài thường dùng cờ hiệu để thông báo tình hình cho các tay đua biết. Dưới đây là các loại cờ hiệu thường được sử dụng.

Loại cờ Khi được vẫy ở đài xuất phát Khi được vẫy ở trạm quan sát
  Phiên chạy được phép bắt đầu (xuất phát) hoặc bắt đầu trở lại (sau khi phải tạm hoãn) Kết thúc đoạn đường có nguy hiểm, có thể chạy bình thường ở đoạn đường kế tiếp.
  Yêu cầu phải chạy cẩn thận ở đoạn đường tiếp theo. Đối với đường đua hình oval thì cần phải chạy cẩn thận trên toàn bộ đường đua. Yêu cầu phải chạy cẩn thận ở đoạn đường tiếp theo.
  Có chướng ngại vật nguy hiểm trên đường đua Có chướng ngại vật nguy hiểm trên đường đua
  Yêu cầu một chiếc xe nào đó phải vào pit để tham vấn Phiên chạy tạm dừng, tất cả các xe phải trở về pitlane. Nếu được vẫy cùng với cờ xanh lá cây thì có ý nghĩa là đang có dầu dò rỉ trên đường đua.
  Yêu cầu một chiếc xe đang bị hỏng phải vào pit sửa chữa
  Nhắc nhở cho tay đua biết anh ta có thể sẽ bị phạt
  Thông báo cho tay đua biết anh ta sẽ bị hủy kết quả và không được tính điểm
  Yêu cầu tay đua nhường đường cho chiếc xe chạy nhanh hơn. Tùy theo từng thể loại, đây có thể là một lời nhắc nhở hoặc là một mệnh lệnh. Tay đua được nhắc nhở hoặc được lệnh nhường đường cho chiếc xe chạy nhanh hơn
  Phiên chạy tạm dừng. Tất cả xe phải trở về khu vực pitlane.
  Tùy thuộc vào quy định của mỗi thể loại, có thể mang ý nghĩa thông báo cuộc đua chỉ còn 1 vòng, hoặc mang ý nghĩa báo hiệu có 1 chiếc xe đang chạy chậm Có một chiếc xe đang chạy chậm
  Phiên chạy kết thúc

Tai nạn ở các cuộc đua xe hơi

sửa

Tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử đua xe là ở giải đua Le Mans 24h năm 1955 đã cướp đi mạng sống của tay đua người Pháp Pierre Levegh và 83 khán giả[5].

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Isaac Watt Boulton”. www.gracesguide.co.uk. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016.
  2. ^ “The cradle of motorsport”. Autosport. 28 tháng 5 năm 2003.
  3. ^ “Le Petit journal”. Gallica (bằng tiếng Pháp). 23 tháng 7 năm 1894. tr. 1. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ Berger, Michael L. (2001). The automobile in American history and culture: a reference guide. Greenwood Publishing Group. tr. 278. ISBN 978-0-313-24558-9.
  5. ^ George, Patrick (6 tháng 11 năm 2015). “More Than 80 People Died In A Single Racing Crash 60 Years Ago Today”. Jalopnik. Gizmodo Media Group. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2018.

Liên kết ngoài

sửa

Bản mẫu:Thể thao tốc độ Bản mẫu:Đua xe hơi