Đoàn nghệ thuật Thần Vận

Đoàn nghệ thuật có trụ sở tại Hoa Kỳ

Đoàn Nghệ thuật Thần Vận là một đoàn biểu diễn nghệ thuậtgiải trí được thành lập tại thành phố New York và có trụ sở tại Cuddebackville, Quận Cam, New York, ở Thung lũng Hudson.[1] Họ biểu diễn múa cổ điển Trung Quốc, múa dân tộc và dân gian, và múa theo câu chuyện,[2] với dàn nhạc giao hưởng và biểu diễn solo. "Thần Vận" còn được hiểu là "vẻ đẹp điệu múa của các thiên thần".[3]

Đoàn Nghệ thuật Thần Vận
Loại hình
Vũ đoàn
Thành lập2006
Trụ sở chínhCuddebackville, New York, Hoa Kỳ
Khu vực hoạt độngToàn thế giới
Chi nhánhĐoàn New York, Đoàn Quốc tế, Đoàn Lưu diễn
Websiteshenyunperformingarts.org

Đoàn Nghệ thuật Thần Vận được các học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ thành lập vào năm 2006[4][5], với sứ mệnh là phục hồi "Tinh hoa văn hóa 5000 năm của Trung Hoa", họ tuyên bố rằng tinh hoa này gần như bị phá hủy kể từ khi cuộc Cách mạng Văn hóa được Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng.[6][7]

Đoàn bao gồm ba nhóm biểu diễn nghệ thuật: Đoàn New York, Đoàn Lưu diễn, và Đoàn quốc tế, với tổng số hơn 200 người biểu diễn. Trong bảy tháng một năm, Đoàn Nghệ thuật Thần Vận đi tua biểu diễn đến hơn 130 thành phố trên khắp châu Âu, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và châu Á.[8] Chương trình của Thần Vận được biểu diễn ở nhều nhà hát hàng đầu thế giới, bao gồm Lincoln Center for the Performing Arts ở New York,[9] Royal Festival Hall ở London, Kennedy Center Washington DC, Palais de Congrès.[5] Công ty đã biểu diễn rộng rãi ở Đài Loan,[10] nhưng không được biểu diễn ở Trung Quốc đại lục và ở Hong Kong. Các hoạt động của chương trình và nhân viên sản xuất được đào tạo tại trụ sở chính của Thần Vận ở Cuddebackville, Orange County, New Yorkk.[8]

Những buổi biểu diễn của Thần Vận (Shen Yun) đầy kỹ thuật hào nhoáng và trang phục xa hoa lộng lẫy, diễn viên múa đẹp với màu sắc phông nền 3D sáng tạo và đầy màu sắc tươi sáng. Buổi biểu diễn thường bắt đầu với múa dân gian, dân tộc, các câu chuyện lịch sử sinh động truyền tải những giá trị đạo đức truyền thống, giá trị phổ quát của nhân loại, và vạch trần "cuộc đàn áp" Pháp Luân Công[11] qua những vở múa trong đó tái hiện cảnh sát Trung Quốc đánh đập và tra tấn học viên Pháp Luân Công, sau đó Thần Phật xuất hiện ngăn chặn cái ác, bảo vệ người thiện lương.

Lịch sử

sửa

Để khôi phục và "phục hưng nền văn hóa truyền thống Trung Hoa", một nhóm nghệ sĩ người Hoa ở hải ngoại đã thành lập Đoàn nghệ thuật Thần Vận từ năm 2006 tại Nữu-Ước.[12] Trong sự lưu diễn năm đầu tiên 2007 của đoàn Thần Vận, chỉ có hơn 90 nghệ sĩ tham gia gồm có một đoàn vũ công, một đoàn nhạc hòa tấu, các ca sĩ đơn ca, nhạc sĩ độc tấu, người giới thiệu chương trình và một toán nhân viên phụ trách kỹ thuật.

Chương trình biểu diễn đầu tiên mang tên "Đặc sắc Trung Hoa",[4][5] "Holiday Wonders",[13] Năm mới huy hoàng Trung Hoa, và "Biểu diễn Nghệ thuật Thần Truyền", nhưng bây giờ công ty biểu diễn với tên "Thần Vận". Tới năm 2009, Thần Vận đã phát triển thành ba đoàn nghệ thuật trình diễn với các giàn nhạc đại hòa tấu có quy mô lớn như nhau.[14] Vào cuối mùa diễn năm 2010 đã có gàn một triệu người đã xem biểu diễn Thần Vận.[8]

Hiện nay, Thần Vận gồm có nhiều nghệ sĩ đã đoạt huy chương khi tranh giải vũ múa và đơn ca quốc tế, hơn nữa các ban nhạc đại hòa tấu của họ cũng bao gồm nhiều nhạc sĩ đến từ những gian nhạc nổi tiếng thế giới và từ các học viện âm nhạc nổi danh.[14] Sự phát triển nhanh chóng của Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận đã khiến cho họ có thể lưu diễn ở các nơi trên thế giới.

Nội dung

sửa

Hàng năm, chương trình của Thần vận liên tục được tạo mới và biểu diễn trong vòng 2,5 giờ, bao gồm khoảng 20 tiết mục múa cổ điển và múa dân gian Trung Hoa, cũng như các nghệ sĩ hát Opera và các nghệ sĩ độc tấu.[8][15] Trước mỗi biểu diễn, MC song ngữ giới thiệu về tiết mục kế tiếp bằng tiếng Hoa và các ngôn ngữ khác.[8][16]

Vũ Múa

sửa

Mỗi công ty lưu diễn bao gồm 60 diễn viên nam và nữ, nhóm vũ múa lớn nhẫn là ở trung tâm sản xuất Thần Vận.[5] Đặc điểm chủ yếu của các chương trình được miêu tả trên website của công ty là "vũ múa cổ truyền Trung Hoa" – một hệ thống vũ múa toàn diện được truyền lại qua hàng ngàn năm và nó được sử dụng rộng rãi trong các kỹ thuật nhào lộn chính xác, các hình thức và tư thế của toàn bộ cơ thể.[17] Thần Vận,[18]

Các tiết mục của Thần Vận dựa trên những câu chuyện từ lịch sử và truyền thuyết Trung Quốc, chẳng hạn như Huyền thoại Mộc Lan,[2] Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận,[19] Tây du ký [20]Truyện Thủy Hử.[21] Nó cũng mô tả "câu truyện của Pháp Luân Công ngày nay."[14][22] Trong thời gian sản xuất năm 2010, lấy ví dụ, ít nhất 2 trong 16 cảnh được miêu tả về "sự đàn áp và diệt chủng Pháp Luân Công" ở Trung Quốc ngày nay, bao gồm việc đánh đập một bà mẹ trẻ cho đến chết và việc bắt các học viên Pháp Luân Công khi họ đi thỉnh nguyện. Ngoài vũ múa cổ truyền Trung Hoa, Thần Vận còn lấy cảm hứng từ tinh thần từ các điệu vũ múa của các nền văn hóa khác như Lô Lô, Mèo, và Mông Cổ.[23]

Thần vận miêu tả vũ múa cổ truyền Trung Hoa bao gồm ba phần cốt lõi: vận, dáng và kỹ năng kỹ thuật[4] Kỹ năng kỹ thuật miêu tả các kỹ thuật vật lý của nhảy, lộn và nhảy giữ nguyên tư thế. Hình thức biểu đạt các động tác tinh tế và tư thế tạo nên vũ múa Trung Hoa. Cuối cùng, vận được miêu tả bởi Thần vận là liên quan tới "tinh thần bên trong... một cái gì đó tương tự như di truyền DNA hay đặc trưng của dân tộc", nó cho phép truyền tải trạng thái cảm xúc của người diễn viên. Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận,[24] Bởi vì "vận" trong vũ múa Trung Hoa cổ truyền liên quan tới văn hóa xã hội, phục hồi những điều đã bị "mất trong quá trình" đại cách mạng văn hóa ở Trung Quốc, theo biên đạo vũ múa của Thần Vận – cô Vina Leesome.[4] Lee liên hệ rằng các diễn viên phải "hoàn thiện giá trị đạo đức" để "truyền đạt sự siêu việt và sự linh thiêng, đó chính là linh hồn của văn hóa truyền thống Trung Hoa".

Âm nhạc

sửa

Vũ múa của Thần Vận có kèm theo một dàn nhạc Tây phương, tích hợp sáo hoàn địch nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc, bao gồm cả đàn tỳ bà, sáo hoàn địch, cổ tranh, và nhiều loại nhạc cụ gõ của Trung Hoa.[8][25] Có màn biểu diễn độ tấu đặc trưng của nhạc cụ Trung Hoa như đàn nhị.[4][15] Xem kẽ giữa các điệu vũ múa là các tiết mục hát Opera mà đôi khi được gọi là các chủ đề về tâm linh và đạo, liên quan đến đức tin của Pháp Luân Công.[8][26] Lấy ví dụ về một buổi biểu diễn năm 2007, bao gồm liên quan đến A dục vương, một vị vua cai trị cả bốn châu lục, một vị Phật, người xoay chuyển bánh xe Pháp.[27]

Công ty có được một số nhạc sĩ rất nổi tiếng, trong đó có ba nghệ sĩ: nghệ sĩ sáo Ninh Phương, nghệ sĩ đàn nhị Mai Xuân và giọng nam cao Quan Quý Mẫn, là những người nhận được giải thưởng "Nghệ sĩ biểu diễn hạng nhất quốc gia" từ Bộ văn hóa Trung Quốc. Trước khi gia nhập Thần Vận, nghệ sĩ Quan Quý Mẫn rất nổi tiếng ở Trung Quốc, ca khúc của ông được làm nhạc nền cho hơn 50 bộ phim và chương trình truyền hình.[28] Triệu Kim Ngọc, [29] Liberty Times, ngày 13 tháng 3 năm 2011. Một biểu diễn khác bao gồm nghệ sĩ đọc tấu Nhị Hồ, Hiểu Xuân Khí.[30]

Trang phục và phông nền

sửa

Các diễn viên Thần Vận thường mặc những trang phục tinh xảo, thường kèm theo một loạt các đạo cụ.[4][8] Một số trang phục được thiết kế theo các trang phục truyền thống khác nhau, trong đó miêu tả các nhân vật triều đại cổ xưa của Trung Hoa, của quân đội, hay các nhân vật trong các câu chuyện cổ [4] đạo cụ gồm các khăn tay rực rỡ, trống,[4] quạt, đũa, hoặc những chiếc khăn lụa.[22] Sid Smith,[31], Ngày 28 tháng 2 năm 2008. Mỗi một cảnh trong Thần Vận được đặt trong một bối cảnh phông nền điện tử rất lớn, thường miêu tả các cảnh đồng cỏ Mông Cổ, cung điện, làng quê cổ xưa, chùa hoặc núi.[8][16] Meredith Galante.[32] Business Insider. Ngày 11 tháng 1 năm 2012. Các phông nền không phải chỉ là các tĩnh cảnh mà bao gồm các yếu tố chuyển động được tích hợp theo từng cảnh biểu diễn.[31]

Thông điệp

sửa

Những buổi biểu diễn của Thần Vận (Shen Yun) đầy kỹ thuật hào nhoáng và trang phục xa hoa lộng lẫy, diễn viên múa đẹp với màu sắc phông nền 3D sáng tạo và đầy màu sắc tươi sáng. Buổi biểu diễn thường bắt đầu với múa dân gian, dân tộc, các câu chuyện lịch sử sinh động truyền tải những giá trị đạo đức truyền thống, giá trị phổ quát của nhân loại, và vạch trần "cuộc đàn áp" Pháp Luân Công[11] qua những vở múa trong đó tái hiện cảnh sát Trung Quốc đánh đập và tra tấn học viên Pháp Luân Công, sau đó Thần Phật xuất hiện ngăn chặn cái ác, bảo vệ người thiện lương.

Nghệ sĩ

sửa

Diễn viên chính

sửa

Dàn nhạc

sửa

Nghệ sĩ độc tấu

sửa

Biên đạo vũ múa

sửa

Nhà soạn nhạc

sửa

Nhạc trưởng

sửa

[33]

Sự thanh toán và quảng bá

sửa

Thần Vận tự quảng bá về mình theo "các chương trình biểu diễn về văn hóa truyền thống như: Các bài học về lòng biết ơn, trí huệ và đạo đức được cô đọng từ hàng ngàn năm lịch sử Trung Hoa." Các chương trình quảng bá của công ty miêu tả về sự "hồi sinh nền văn hóa cổ truyền Trung Hoa" sau khi bị tấn công và tàn phá bởi Đảng Cộng sản. Thần Vận được thúc đẩy mạnh ở các thành phố lớn với các áp phích, biển quảng cáo, các tài liệu quảng cáo trên đường phố và trong các doanh nghiệp, cũng như trên các kênh truyền hình và đài phát thanh.[34][35]

Các biểu diễn Thần Vận thường được tổ chức bởi Phật học Hội Pháp Luân Đại Pháp ở địa phương và được quảng bá bởi các học viên Pháp Luân Đại Pháp, kể cả những người bị đàn áp ở Trung Quốc.[12] Một số nhà báo đã ngạc nhiên về chiến lược quảng bá của các chương trình, mà không phải lúc nào cũng được ghi rõ các nội dung tôn giáo ở các chủ đề biểu diễn.[36][37][38]

Lưu diễn

sửa

Công ty Thần vận được thành lập năm 2006 với gần 30 vũ công cung giàn nhạc giao hưởng, các nghệ sĩ độc tấu, giám đốc nghệ thuật và nhân viên sản xuất. Trong suốt mùa lưu diễn năm 2007, công ty tạo ra được 32 buổi biểu diễn và có gần 200,000 người xem. Kể từ mùa lưu diễn đầu tiên, công ty đã mở rộng thành 3 công ty lớn với hàng chục vũ công, các nghệ sĩ độc tấu và các giàn nhạc giao hưởng. Các công ty lưu diễn bảy 7 tháng mỗi năm, ở hơn 130 thành phố trên toàn thế giới.[8] Các chương trình của công ty được lưu diễn trải dài Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Úc tới châu Mỹ. Và nhiều địa điểm nổi tiếng như nhà hát London Colosseum ở London, Anh Quốc; Palaise de Congres ở Paris; Trung tâm nhà hát Opera Kennedy ở Washington DC; và nhà hát David H. Koch ở New York's Lincoln Center.[39] Theo thống kê chương trình biểu diễn của Thần Vận năm 2010, ước tính có khoảng 1,000,000 người đã xem các chương trình biểu diễn trên toàn thế giới.[8]

Mặc dù lưu diễn tới năm châu lục, nhưng Thần Vận không được lưu diễn ở Trung Quốc đại lục. Hơn nữa, Chính Quyền Trung Quốc đã cố gắng can thiệp để hủy các buổi lưu diễn quốc tế của Thần Vận thông qua áp lực chính trị, đại sứ quán ở nước ngoài, các cơ quan lãnh sự, mật vụ và hội sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài.[40][41],[42][43], ngày 17 tháng 11 năm 2010,[44] ngày 17 tháng 11 năm 2010,[45], ngày 17 tháng 11 năm 2010, các nhà ngoại giao của Trung Quốc cũng đã gửi những lá thư tới các giới chức lãnh đạo ở Phương Tây để họ không tới tham dự hoặc không hỗ trợ thực hiện buổi biểu diễn, lời lẽ họ miêu tả giống như đang "tuyên truyền" để làm "xấu hình ảnh Trung Quốc." [46]</ref> Tổng công ty phát thanh truyền hình Canada,ngày 17 tháng 1 năm 2007.</ref>

Các thành viên của cơ quan tư vấn chính trị cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bày tỏ mối quan ngại vì các đoàn nghệ thuật được nhà nước tài trợ không thể cạnh tranh với sự nổi tiếng của Thần Vận.[47] Các đại diện của Thần Vận nói rằng sự chống đổi của Chính phủ Trung Quốc đối với các buổi biểu diễn xuất phát từ sự miêu tả áp bức chính trị thực tế ở Trung Quốc, cũng như bao gồm sự thể hiện của văn hóa truyền thống Trung Quốc đã bị Chính quyền Cộng sản cố gắng xóa bỏ[48]

Thần Vận đã được dự kiến biểu diễn ở Hong Kong vào tháng 1 năm 2012, nhưng buổi biểu diễn đã bị hủy bỏ sau một quyết định gây tranh cãi bởi chính phủ Hong Kong từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho đoàn diễn Thần Vận.[49] Quyết định được thay đổi ngược lại vào tháng 3 năm đó, nhưng công ty Thần Vận vẫn chưa trở lại.[50]

Những màn biểu diễn đặc biệt

sửa

Vào tháng 10 năm 2012, Giàn nhạc giao hưởng Thần Vận lần đầu tiên biểu diễn ở Carnegie Hall, New York. Các biểu diễn tiếp theo ở các nhà hát Milen Nachev, Keng-Wei Kuo, Antonia Joy Wilson, và chương trình bao gồm cả những tác phẩm cổ điển như Beethoven's Egmont OvertureAntonio Vivaldi's Concerto ở C Major, cũng như bao gồm tổ hợp của các nhạc cụ Đông và Tây phương.[51] Công ty cũng thực hiện một chương trình đặc biệt cho Học viện kỹ thuật quân sự điểm tây Hoa vào ngày 16 tháng 10 năm 2010.[52]

Đón nhận

sửa

Bà Paula Citron, nhà phê bình sân khấu Globe and Mail của Canada nói rằng "các giá trị sản xuất của các trang phục và các hiệu ứng kịch trường là rất lớn, những người biểu diễn rất đẹp và có kỷ luật rất cao. "[22] Một nhà Phê bình cho Chicago Tribune nhận xét rằng các diễn viên nữ " thanh nhã, nhanh nhẹn và kỹ năng của họ bao gồm sự thuần thục kỹ năng truyền thống bậc thầy, chẳng hạn như múa quạt truyền thống."[31]

Ông Joel Markowitz của nhà hát DC Theatre Scene đã miêu tả giọng nam cao Quan Quý Mẫn giống như Beniamino Gigli, "với giọng ca huy hoàng ngọt ngào trên sự dao động tinh tế và trong, hát với một cảm xúc tuyệt vời"[27] Một nhà phê bình với Philadelphia City Paper nhận xét về cách "kết hợp các nhạc cụ và âm sắc của Tây phương với các nhạc cụ truyền thống của Trung Hoa, đàn nhị chơi liền mạch cùng với các nhạc cụ truyền thống."[53]

Vào năm 2008, ông Song, Giám đốc Sân khấu người Trung Hoa Lục Địa nhận xét: "Tôi cảm thấy rằng đây là một diễn xuất rất thanh khiết, thật nguyên thủy. Sự thanh khiết này phát ra từ thân hình của các nghệ sĩ. Tôi có thể cảm nhận được niềm vui đến từ linh hồn của mỗi vũ công. Trái tim của họ rất hòa với nhau, và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bất kỳ pha trộn từ Lục địa [Trung Quốc]," ông Song cho biết, "Không chỉ vậy, nhưng nghệ thuật của họ còn để lại một với một cảm giác lâu dài thật là tuyệt vời." [54]

Công chúa Ying Sita của Miến Điện tham dự diễn xuất hàng đầu của Shen Yun tại Lincoln Center, vào ngày 18 tháng Tư đã nhận xét: "Tôi nghĩ rằng đây là một điều có tính cách toàn cầu," cô nói sau buổi diễn, "Nó có mặt khắp nơi. Vô cùng đáng yêu... Tôi nghĩ rằng tất cả các nơi trên thế giới, nó sẽ rất phổ biến."[55]

Ngược lại, vào năm 2008, phóng viên Susan Walker của tờ báo của CanadaThe Toronto Star chỉ cho chương trình đạt điểm 1,5/4 sao, và mô tả chương trình là "ngoạn mục khô khan"[56] Các miêu tả về tôn giáo và đàn áp chính trị ở Trung Quốc cũng thu hút sự chú ý của các nhà phân tích tổng hợp và các khán giả.[36][57] Giám đốc sản xuất Thần Vận giải thích rằng trong hầu hết buổi biểu diễn không đề cập đến đàn áp, những cảnh diễn đều là để "nâng cao đạo đức tinh thần, ca ngợi và thúc đẩy các giá trị đạo đức: Chân, Thiện, Nhẫn bởi Pháp Luân Công"[58] Mặc dù một số người nhận xét đã ca ngợi nghệ thuật và thông điệp từ những tác phẩm,[27][59] Đến năm 2011,Các nhà quan sát ở New York khẳng định rằng chương trình ở nhà hát Lincoln Center đã nhận được "đánh giá rất cao"[9]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ "A visual Feast of Haute Couture from Ancient China". Toronto Star, ngày 3 tháng 12 năm 2016, p. GT3
  2. ^ a b “International Incident”. The Pacific Northwest Inlander. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2009. Truy cập Ngày 15 tháng 11 năm 2009.
  3. ^ “Frequently Asked Questions”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2012. Shen Yun literally translates as: The beauty of divine beings dancing.
  4. ^ a b c d e f g h Hunt, Mary Ellen (ngày 4 tháng 1 năm 2009). “Chinese New Year Spectacular in S.F., Cupertino”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2009.
  5. ^ a b c d Wenzel, John (ngày 1 tháng 10 năm 2007). “Chinese New Year embracing tradition”. The Denver Post. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ “The Chinese Communist Party's Culture and Arts - Shen Yun Performing Arts”. www.shenyunperformingarts.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  7. ^ “The Cultural Revolution - Shen Yun Performing Arts”. www.shenyunperformingarts.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2018.
  8. ^ a b c d e f g h i j k SUSAN HODARA. 5,000 Years of Chinese Music and Dance, in One Night. New York Times. ngày 13 tháng 8 năm 2010.
  9. ^ a b Elise Knutsen, ‘Biểu diễn Thần Vận lên tầm ngôi sao và nâng cao nhận thức’, New York Observer, ngày 5 tháng 7 năm 2011.
  10. ^ “Tour biểu Diễn Nghệ thuật Thần Vận đặc biệt vòng quanh thế giới năm 2009”. Đại Kỷ Nguyên. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2009. Truy cập Ngày 5 tháng 9 năm 2009.
  11. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên lawsocial.nmgnews.com.cn
  12. ^ a b Wright, E. Assata (ngày 22 tháng 12 năm 2011). “Shen Yun returns”. Hudson Reporter. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  13. ^ Higgins, Beau (Ngày 15 tháng 11 năm 2007). 'Kỳ nghỉ tuyệt vời' Cuộc gặp mặt hoành tráng ở phía Tây của người Hoa”. Broadway World. Truy cập Ngày 5 tháng 9 năm 2009.
  14. ^ a b c Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận About the Company
  15. ^ a b Sparacino, Micaele (ngày 19 tháng 1 năm 2010). “Deities, Dragons, Dancers, and Divas”. concertonet.com. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2010.
  16. ^ a b Goodwyn, Albert (ngày 11 tháng 1 năm 2007). “Chinese New Year Spectacular”. San Francisco Bay Times. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2009.
  17. ^ Adriana Rambay Fernandez, Dancing around the world Lưu trữ 2013-12-14 tại Wayback Machine, Hudson Reporter, ngày 22 tháng 1 năm 2012.
  18. ^ ‘Giới thiệu vũ múa cổ truyền Trung Quốc’
  19. ^ "Các câu truyện từ văn học của Trung Hoa"
  20. ^ Tây Du Ký
  21. ^ Truyện Thủy Hử.<]
  22. ^ a b c Paula Citron. A dazzling show with a clear message. The Globe and Mail: Arts. ngày 22 tháng 1 năm 2008.
  23. ^ Biểu diễn Nghệ thuật Thần Vận, Vũ Múa dân tộc và dân gian Trung Hoa.
  24. ^ Vũ Múa Trung Hoa cổ truyền.
  25. ^ Elina Shatkin. Vina dẫn Biểu diễn nghệ thuật Thần truyền Trung Hoa tuyệt đẹp. Tờ báoLos Angeles Times. Ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  26. ^ Citron, Paula (Ngày 22 tháng 1 năm 2008). “Một chương trình rực rỡ với thông điệp rõ ràng”. The Globe and Mail. Truy cập Ngày 31 tháng 10 năm 2012.
  27. ^ a b c Joel Markowitz, ‘Tháng giêng thú vị’, nhà hát DC Theatre Scene, ngày 28 tháng 1 năm 2007.
  28. ^ Hồ sơ của Quan Quý Mẫn ở Thần Vận
  29. ^ Nghệ thuật biểu diễn thần Vận đã nâng cao đạo đức con người ở Đài Bắc, Đài Loan
  30. ^ Robert Baxter, "Chương trình Năm mới, bảo tồn truyền thống văn hóa Trung Hoa," Courier Post, Ngày 30 tháng 12 năm 2007.
  31. ^ a b c 28 tháng 1 năm 2008/features/0801270151_1_dance-chinese-traditional ‘Người phụ nữ mềm mại như nước chảy trong cảnh diễn’[liên kết hỏng]
  32. ^ Cuộc sống mỗi ngày của các diễn viên chuyên nghiệp trong một công ty truyền thống Trung Hoa.
  33. ^ “Shen Yun Performing Arts”. Truy cập 2 tháng 12 năm 2023.
  34. ^ CNN (tháng 8 năm 2010), Văn hóa Trung Hoa còn sống ở Mỹ
  35. ^ FOX 5 Tin mới, (ngày 13 tháng 1 năm 2012), Những cảnh phía sau của Thần Vận.
  36. ^ a b Konigsberg, Eric (ngày 6 tháng 2 năm 2008). “Một thoáng văn hóa của Trung Hoa, một số điều khó có thể tìm để xem”. The New York Times.
  37. ^ Dabkowski, Colin (ngày 30 tháng 5 năm 2010). “Song & dance spectacular not exactly what it seems”. Buffalo News. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2010.
  38. ^ Pousner, Howard (Ngày 17 tháng 1 năm 2012). “Nhiều người ở Atlanta đã đồng ý với đoàn vũ múa về tình hình chính trị Trung Quốc”. Tạp chí Atlanta Journal-Constitution. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 8 năm 2011. Truy cập Ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  39. ^ "Chương Trình biểu diễn nghệ thuật Thần Vận" Lưu trữ 2013-01-27 tại Wayback Machine nhà hát David H. Koch.
  40. ^ Bộ ngoại giao Mỹ, CỤC DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ LAO ĐỘNG,Báo cáo Tự do Tôn giáo quốc tế 2010, ngày 17 tháng 11 năm 2010
  41. ^ Tạp chí Epoch Times, Hans Bengtsson, Ngày 28 tháng 3 năm 2009,"Những mối đe dọa lên các nhà hát từ Đại sứ Quán Trung Quốc" Lưu trữ 2010-06-30 tại Wayback Machine
  42. ^ Tạp chí Epoch Times, Joshua Philipp, ngày 4 tháng 6 năm 2010 "Mặc dù Chính quyền Trung Quốc gây ấp lực, chương trình vẫn được mở"[liên kết hỏng]
  43. ^ Bộ ngoại giao Mỹ, CỤC DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ LAO ĐỘNG,Báo cáo quốc gia của Moldova
  44. ^ Bộ ngoại giao Mỹ, CỤC DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ LAO ĐỘNG,báo cáo quốc gia của Romania,
  45. ^ Bộ ngoại giao Mỹ, CỤC DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN VÀ LAO ĐỘNG,báo cáo quốc gia của Ukraina
  46. ^ Keegan Hamilton,Chính phủ Trung Quốc tử tế nhắc nhở các giới chức ở Seattle về "Tà giáo" đang đến thị trấn Lưu trữ 2012-02-09 tại Wayback Machine Seattle Weekly, ngày 6 tháng 2 năm 2012.
  47. ^ Li, Raymond (ngày 8 tháng 3 năm 2013). “Đoàn nghệ thuật do nhà nước tài trợ không thể tỏa sáng để chống lại đối thủ Pháp Luân Công ở nước ngoài”. tờ báo Hoa Nam Nhật Báo. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.
  48. ^ Regina Weinreich (ngày 24 tháng 6 năm 2011), Vẻ đẹp và Con quái thú: Thần Vận ở trung tâm Lincoln. New York, tờ báo Huffington.
  49. ^ Agence-France Presse, Falungong decries HK as democracy row deepens, ngày 27 tháng 1 năm 2010.
  50. ^ Sonya Bryskine, án Hong Kong tán thành tự do và Thần Vận, 'Báo Đại Kỷ Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2010.
  51. ^ Carnegie Hall, Giàn nhạc giao hưởng Thần Vận – Chủ nhật, ngày 28 tháng 10 năm 2012 Lưu trữ 2014-09-12 tại Wayback Machine.
  52. ^ [1]
  53. ^ A.D. Amorosi, ‘Divine Performing Arts’ Lưu trữ 2014-01-01 tại Wayback Machine, Philadelphia City Paper, ngày 16 tháng 12 năm 2008.
  54. ^ “Đánh giá Thần Vận ở Lincoln Center của New York City”. ngày 12 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013. |tên 1= thiếu |tên 1= (trợ giúp)
  55. ^ Sita, Ying (ngày 18 tháng 4 năm 2008). “Các nhân vật có địa vị, nổi tiếng, và giàu có nhất New York có mặt tại buổi Trình diễn của Shen Yun ở Lincoln Center”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2013.
  56. ^ Susan Walker (Falun) Gong New Year event mere propaganda, The Toronto Star, ngày 20 tháng 1 năm 2008.
  57. ^ Dabkowski, Colin (ngày 30 tháng 5 năm 2010). “Vũ múa và âm nhạc ngoạn mục không chính xác”. Buffalo News. Lưu trữ bản gốc 27 Tháng 6 2010. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  58. ^ Mayes, Alison (ngày 3 tháng 4 năm 2010). “The politics of dancing”. Winnipeg Free Press. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  59. ^ Richard Connema, Chương trình Chúc mừng năm mới Trung Hoa đặc sắc trở lại San Francisco, Talkin' Broadway.

Liên kết ngoài

sửa