Đinh Hữu Cường là một chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (1999 - tháng 7 năm 2003). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam ông từng là Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006-2010), Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Việt Nam (2005-2006) của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình (2003-2004).

Đinh Hữu Cường
Chức vụ
Nhiệm kỳ – tháng 3 năm 2010
Kế nhiệmNguyễn Thế Trung
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ2006 – 
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳcuối năm 2004 – 2006
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳTháng 7 năm 2003 – cuối năm 2004
Tiền nhiệmTrần Hòa
Kế nhiệmHà Hùng Cường
Vị tríTỉnh Quảng Bình
Nhiệm kỳ1999 – tháng 7 năm 2003
Phó Chủ tịch
Tiền nhiệmPhạm Phước
Kế nhiệmPhan Lâm Phương
Vị tríTỉnh Quảng Bình
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phụ trách khối văn-xã
Nhiệm kỳngày 19 tháng 11 năm 1989 – tháng 6 năm 1996
Tiền nhiệmkhông có
Kế nhiệmPhan Viết Dũng
Vị tríTỉnh Quảng Bình
Thông tin cá nhân
Nơi ởphường Nam Lý, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình[1]
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam

Xuất thân

sửa

Ông hiện cư trú ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Giáo dục

sửa

Ông từng học cấp 3 ở Trường Trung học phổ thông Đồng Hới.[2][3]. Từ năm 1979 đến năm 1984, ông học đại học tại thành phố Leningrad (Liên Xô cũ). Tháng 11 năm 1995, ông có đi tu nghiệp về quản lý Nhà nước tại Washington DC (Mỹ).

Sự nghiệp

sửa

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được chia tách. Sau khi tỉnh Quảng Bình tái lập, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình trong phiên họp đầu tiên vào ngày 19 tháng 11 năm 1989 đã bầu Đinh Hữu Cường cùng với Đinh Hữu Trung, Hoàng Đạo, và Hồ Khắc Hồng làm các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, bầu Trần Sự, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.[4]

Từ tháng 12 năm 1989 đến tháng 12 năm 1994, Đinh Hữu Cường là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình phụ trách nội chính, văn hóa - xã hội (văn xã).[5][6][7]

Ông tiếp tục làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kì 1994-1999, phụ trách khối văn - xã. Chủ tịch là ông Phạm Phước. Đến tháng 6 năm 1996, ông chuyển công tác khác, người thay ông làm Phó Chủ tịch là ông Phan Viết Dũng.[5]

Ông làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kì 1999-2004, ba Phó Chủ tịch là các ông Phan Lâm Phương, Hoàng Văn KhẩnPhan Viết Dũng.[5][8]

Tháng 3 năm 2003, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Trần Hòa được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam điều động ra Hà Nội làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đinh Hữu Cường làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. Ông Phan Lâm Phương, Phó Chủ tịch được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình thay ông Đinh Hữu Cường.[5]

Ngày 25 tháng 4 năm 2004, trong kì bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2004-2009, ông Đinh Hữu Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình đương nhiệm (nhiệm kì 1999-2004), đã không được bầu vào Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa mới. Theo kết quả kiểm phiếu tại đơn vị bầu cử số 9 của tỉnh Quảng Bình (gồm 8 xã, phường thuộc thị xã Đồng Hới), Đinh Hữu Cường được 53% phiếu bầu, xếp thứ 4 trong số 5 ứng cử viên nên bị loại.[9] Ba người trúng cử ở đơn vị bầu cử này là: ông Phan Xuân Luật, phó Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Đồng Hới, ông Hồ An Phong - phó bí thư tỉnh đoàn và ông Trương Xuân Minh - chủ tịch công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Đồng Hới.[10]

Đầu năm 2005, Đinh Hữu Cường được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam điều động làm Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Việt Nam của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Hùng Cường làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.

Năm 2006, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định điều động ông thôi chức Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Việt Nam, giữ chức vụ mới là Phó Trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[11]

Ngày 16 tháng 11 năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định 1522/QĐ-TTg cử ông Giàng Seo Phử và ông Đinh Hữu Cường (Phó trưởng ban Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) tham gia Ban Chỉ đạo Tây Nguyên.[12]

Ngày 30 tháng 5 năm 2008, ông là thành viên trong đoàn đại biểu Việt Nam do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh dẫn đầu hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Lúc này ông là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.[13][14][15]

Ông giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đến tháng 3 năm 2010 thì giao cho ông Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An.[16][17][18]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Thông báo chương trình tổ chức các hoạt động đonns Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018”. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. ngày 23 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ “Bài phát biểu của đồng chí hiệu trưởng nhân ngày hội trường 45 năm”. Trường Trung học phổ thông Đồng Hới. ngày 16 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ “Học sinh thành đạt, hình ảnh ông Đinh Hữu Cường”. Trường Trung học phổ thông Đồng Hới. ngày 16 tháng 2 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ Sách "Lịch sử Quảng Bình", Chương 15: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội cùng cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976-2000), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình, URL
  5. ^ a b c d “Phục lục - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình qua các thời kì 1945-2000”. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ Nguyễn Thế Tường (ngày 29 tháng 8 năm 2010). “Vị tướng thiên tài và bình dị: "Quảng Bình là nhà tôi...". Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Nguyễn Thế Tường (ngày 1 tháng 11 năm 2013). “Quảng Bình là nhà tôi - Khi rảnh việc nước thì tôi về nhà... (Bài viết đăng trên Tạp chí Cửa Việt số 230, tháng 11 năm 2013)”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ “Quảng Bình sắp xây dựng sân bay Đồng Hới”. VnExpress, Báo Tuổi trẻ. ngày 3 tháng 8 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên (ngày 29 tháng 4 năm 2004). “Bầu cử đại biểu HĐND: Một số nơi phải bầu bổ sung”. Báo VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  10. ^ L. Giang - Hoài Nhân (ngày 30 tháng 4 năm 2004). “Bí thư tỉnh ủy không trúng cử đại biểu HĐND”. Báo Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ P.V (ngày 28 tháng 8 năm 2006). “Điều động ông Võ Văn Thưởng về T.Ư Đoàn”. Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ Minh Hằng (ngày 17 tháng 11 năm 2006). “Điều động, bố trí cán bộ công tác tại Ban Chỉ đạo Tây Nguyên”. Báo chính phủ. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ Phương Thuận (ngày 31 tháng 5 năm 2008). “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bắt đầu chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Sở ngoại vụ tỉnh Hà Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  14. ^ Anh Thu (ngày 30 tháng 5 năm 2008). “Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh lên đường đi thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”. Báo Hà Nội Mới. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  15. ^ Văn Hiến (ngày 31 tháng 5 năm 2008). “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm chính thức Trung Quốc”. Báo Công an nhân dân online. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  16. ^ Văn phòng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Quảng Ninh (ngày 30 tháng 6 năm 2009). 30 tháng 6 năm 2009&cid=7 “Hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc công tác dân vận 6 tháng đầu năm 2009 do Ban Dân vận trung ương tổ chức” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Công thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  17. ^ “Đồng chí Nguyễn Thế Trung giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. ngày 11 tháng 7 năm 2009. |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  18. ^ Đinh Hữu Cường (ngày 10 tháng 10 năm 2011). “Học tập, làm theo tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa