Đi đứng bằng ba chân

Đi đứng bằng ba chân hay Tripedalism (bắt nguồn từ tiếng Latin tri = ba + ped = chân) là kiểu di chuyển sử dụng ba chân. Người ta phỏng đoán rằng các loài vẹt (Psittaciformes) sử dụng kiểu đi bằng ba chân trong quá trình leo trèo,[1] mặc dù điều này chưa được ghi nhận kỹ càng trong các tài liệu khoa học. Kiểu đi đứng bằng ba chân còn được quan sát bởi K. Hunt[2] ở loài linh trưởng. Điều này thường được quan sát thấy khi con vật đang sử dụng một chi để nắm lấy vật mang theo và do đó đây là kiểu đi đứng không chính thức. Ngoài loài vẹt được phỏng đoán, không có loài nào được biết đến có kiểu di chuyển đi đứng bằng ba chân là kiểu chuẩn, mặc dù sự di chuyển của một vài loài thuộc họ Chân to như kangaroo có xuất hiện việc dồn trọng lượng của chúng lên cơ đuôi và hai chân sau, có thể là một ví dụ đi đứng bằng ba chân trong các kiểu di chuyển ở động vật. Còn có các loài cá ba chân. Một số loài cá này nằm dưới đáy đại dương trên hai tia vây từ hai vây bụng và một tia vây từ vây đuôi.[3]

Cá đi đứng bằng ba chân nằm dưới đáy đại dương bằng ba gai có nguồn gốc từ vây.
Một con vẹt đực leo từ khúc gỗ qua cái thang

Đi đứng bằng ba chân khác với kiểu đi đứng bằng hai chân thường gặp ở các loài động vật hai chân và đi đứng bằng bốn chân ở các loài động vật có bốn chân.

Cụt chi ở các loài đi đứng bằng bốn chân và đột biến sinh học

sửa

Có một vài loài động vật ba chân trên thế giới ngày nay, được đặt tên dựa theo các loài có bốn chân (các vật nuôi như chó hay mèo) có một chi bị cụt. Với việc điều trị y khoa đúng cách, hầu hết những con vật bị thương này có thể sống một cuộc sống khá bình thường, mặc dù việc đi đứng bằng ba chân của chúng là không phải do yếu tố tự nhiên. Cũng có vài trường hợp đột biến sinh học hoặc bất thường bẩm sinh ở động vật (cũng như con người) khiến chúng chỉ còn ba chân.[cần dẫn nguồn]

Thần thoại và truyện hư cấu về đi đứng bằng ba chân

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ A Comparative Survey of Climbing Robots and Arboreal Animals in Scaling Complex Environments, C. Webster, 2017
  2. ^ Hunt, Kevin D.; Cant, John G. H.; Gebo, Daniel L.; Rose, Michael D.; Walker, Suzanne E.; Youlatos, Dionisios (1996). “Standardized descriptions of primate locomotor and postural modes”. Primates. 37 (4): 363–387. doi:10.1007/BF02381373.
  3. ^ oceancontent (ngày 6 tháng 2 năm 2009). “Tripod Fish”. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016 – qua YouTube.
  4. ^ Illustrated research essay Three-Legged Animals in Mythology and Folklore