Điểm nóng (địa chất)
Trong địa chất học, điểm nóng (tiếng Anh: hotspot) là vị trí trên bề mặt Trái Đất xuất hiện núi lửa hoạt động trong một thời gian dài.
Đặc điểm
sửaJohn Tuzo Wilson đưa ra ý tưởng vào năm 1963 cho rằng các chuỗi núi lửa giống quần đảo Hawaii được tạo ra từ sự chuyển động chậm của các mảng kiến tạo bên trên một điểm nóng "cố định" ở dưới sâu bề mặt của hành tinh. Người ta cho rằng các điểm nóng được tạo ra bởi một dòng đối lưu manti nóng hẹp dâng lên từ ranh giới lõi-manti của Trái Đất được gọi là chùm lớp phủ,[1] mặc dù một số nhà địa chất cho rằng sự đối lưu manti trên là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.[2][3] Điều này đối lặp hoàn toàn với giả thuyết ảnh hưởng cặp đôi, giả thuyết cho rằng cặp điểm nóng ngược nhau có thể tạo ra từ sự ảnh hưởng của một sao băng lớn.[4] Các nhà địa chất đã xác định 40-50 điểm nóng trên toàn cầu như Hawaii, Réunion, Yellowstone, Galápagos và Iceland nằm trên hầu hết các núi lửa hoạt động hiện tại.
Tham khảo
sửa- ^ “"Hotspots": Mantle thermal plumes”. United States Geological Survey. ngày 5 tháng 5 năm 1999. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2008.
- ^ Wright, Laura (tháng 11 năm 2000). “Earth's interior: Raising hot spots”. Geotimes. American Geological Institute. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.
- ^ Robert L. Christiansen & G.R. Foulger and John R. Evans (tháng 10 năm 2002). “Upper-mantle origin of the Yellowstone hotspot” (PDF). GSA Bulletin. Geological Society of America. 114 (10): 1245–1256. doi:10.1130/0016-7606(2002)114<1245:UMOOTY>2.0.CO;2. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ngày tháng và năm (liên kết)
- ^ Hagstrum, Jonathan T. (ngày 30 tháng 7 năm 2005). “Antipodal hotspots and bipolar catastrophes: Were oceanic large-body impacts the cause?” (PDF). Earth and Planetary Science Letters. Elsevier B.V. 236 (1–2): 13–27. doi:10.1016/j.epsl.2005.02.020. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2008.