Điểm cực quỹ đạo

hướng của hình chiếu tưởng tượng lên thiên cầu của đường thẳng vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và đi qua tâm quỹ đạo

Một điểm cực quỹ đạo là một trong hai giao điểm với thiên cầu ở hai phía của đường thẳng đi qua tâm của một quỹ đạo (hoặc của một vật thể quay chẳng hạn một hành tinh) và vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo đó. Khi chiếu lên thiên cầu, điểm cực quỹ đạo tương tự thiên cực về khái niệm, nhưng dựa trên quỹ đạo của thiên thể thay vì xích đạo.

Cực quỹ đạo bắc của các hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời đều nằm trong chòm sao Thiên Long. Điểm màu vàng ở trung tâm biểu diễn cực bắc Mặt Trời, còn lại là các điểm cực quỹ đạo bắc của: Mộc Tinh, Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh. Cực quỹ đạo của hành tinh lùn Diêm Vương Tinh được biểu diễn bởi dấu chéo trong chòm sao Tiên Vương.

Cực quỹ đạo bắc của một thiên thể quay được xác định bởi quy tắc bàn tay phải. Nếu các ngón tay của bàn tay phải cong theo chiều của chuyển động quỹ đạo, với ngón tay cái choãi ra song song với trục quỹ đạo, thì chiều mà ngón tay cái chỉ được định nghĩa chính là cực quỹ đạo bắc.

Các cực của quỹ đạo Trái Đất được gọi là các cực hoàng đạo hay hoàng cực. Đối với các hành tinh còn lại, cực quỹ đạo của hành tinh đó trong hệ tọa độ hoàng đạo được cho bởi kinh độ của điểm nút lên (☊) và độ nghiêng quỹ đạo (i): l = ☊ - 90°, b = 90° - i.

Thiên thể [1] i[1] l b RA Dec
Thủy Tinh 48.331° 7.005° 318.331° 82.995° 18 h 43 m 57.1 s +61° 26′ 52″
Kim Tinh 76.678° 3.395° 346.678° 86.605° 18 h 32 m 1.8 s +65° 34′ 1″
Trái Đất [a]140° 0.0001° [a]50° 89.9999° 18 h 0 m 0 s +66° 33′ 38.84″
Hỏa Tinh 49.562° 1.850° 319.562° 88.150° 18 h 13 m 29.7 s +65° 19′ 22″
Ceres 80.494° 10.583° 350.494° 79.417° 19 h 33 m 33.1 s +62° 50′ 57″
Mộc Tinh 100.492° 1.305° 10.492° 88.695° 18 h 13 m 0.8 s +66° 45′ 53″
Thổ Tinh 113.643° 2.485° 23.643° 87.515° 18 h 23 m 46.8 s +67° 26′ 55″
Thiên Vương Tinh 73.989° 0.773° 343.989° 89.227° 18 h 7 m 24.1 s +66° 20′ 12″
Hải Vương Tinh 131.794° 1.768° 41.794° 88.232° 18 h 13 m 54.1 s +67° 42′ 8″
Diêm Vương Tinh 110.287° 17.151° 20.287° 72.849° 20 h 56 m 3.7 s +66° 32′ 31″

Hoàng cực

sửa

Hoàng đạo là mặt phẳng chứa quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời. Các hoàng cực là hai điểm nơi trục hoàng đạo, đường thẳng tưởng tượng vuông góc với mặt phẳng hoàng đạo giao cắt với thiên cầu.

Hai cực hoàng đạo được thể hiện trên các bản đồ sao ở dưới

   
Hoàng cực bắc nằm trong chòm Thiên Long. Hoàng cực nam nằm trong chòm Kiếm Ngư.

Do sự tiến động, mỗi thiên cực hoàn thành một vòng tròn xung quanh hoàng cực gần hơn theo chu kỳ mỗi 25,800 năm.

Tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2000, vị trí của các hoàng cực được biểu diễn trong tọa độ xích đạo, một hệ quả của độ nghiêng trục quay Trái Đất, có giá trị bên dưới:

  • Bắc: xích kinh 18h 0m 0.0s (chính xác), xích vĩ +66° 33′ 38.55″
  • Nam: xích kinh 6h 0m 0.0s (chính xác), xích vĩ −66° 33′ 38.55″

Không thể ở bất kỳ nơi nào mà một trong hai hoàng cực ở trên thiên đỉnh trên bầu trời vào ban đêm. Theo định nghĩa, các cực hoàng đạo nằm cách vị trí của Mặt Trời 90°. Do đó, bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào mà một trong hai cực hoàng đạo ở trên thiên đỉnh, Mặt Trời phải nằm ở trên đường chân trời. Các hoàng cực chỉ có thể tiếp xúc với thiên đỉnh tại các địa điểm nằm trên vòng Bắc CựcNam Cực (vĩ độ ±66° 33.6′).

Tọa độ thiên hà của hoàng cực Bắc có thể được tính và có giá trị bằng l = 96.38°, b = 29.81° (xem Hệ tọa độ thiên văn).

Xem thêm

sửa

Chú thích và tham khảo

sửa
  1. ^ a b When inclination is very near 0, the location of nodes is somewhat uncertain, and is less useful to orient the orbit. Likewise when latitude is very near a pole (±90°), the longitude is less certain or useful.
  1. ^ a b Data from “HORIZONS Web-Interface”. JPL Solar System Dynamics. NASA. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2020. Used "Ephemeris Type: Orbital Elements", "Time Span: discrete time=2451545", "Center: Sun (body center)", and selected each object's barycenter. Results are instantaneous osculating values at the precise J2000 epoch, and referenced to the ecliptic.