Đứa trẻ bên trong bạn

Theo tâm lý học phổ thông cũng như tâm lý học phân tích, khái niệm Inner child hay gọi là Đứa trẻ bên trong bạn được nhận định là một bản thể tồn tại bên trong mỗi chúng ta hành xử và phản ứng như một đứa trẻ. Bản thể đó được hình thành nên bởi những gì mằ một người trải qua khi còn ở độ tuổi vị thành niên, cụ thể là trong độ tuổi dậy thì. Bản thể đứa trẻ bên trong bạn thường được tồn tại dưới dạng một nhân cách độc lập trong nhận thức. Thuật ngữ này mang tính ứng dụng vào việc tư vấn chữa lành về mặt sức khỏe tâm thần. Khái niệm này sau đó được đại chúng biết đến nhiều hơn thông qua các cuốn sách của diễn giả truyền cảm hứng người Mỹ John Elliot Bradshaw (29/06/1933 - 08/05/2016) và những cộng sự của ông.

Nguồn gốc khái niệm

sửa

Nhà tâm thần họcphân tâm học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung (26/07/1875 - 06/06/1961) - người tìm ra tâm lý học phân tích đã khới xướng khái niệm này trong một cổ mẫu. Trong phong trào New Thought (Tư tưởng mới), nhà lãnh đạo tinh thần người Ireland Emmet Fox (30/07/1886 - 13/08/1951) sử dụng thuật ngữ "wonder child" thay cho "inner child".[1] Sau đó, đôi vợ chồng nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu người Hoa Kỳ Vivian và Arthur Janov tiếp tục phát triển khái niệm này trong phương pháp primal therapy (là một liệu pháp chữa lành tâm lý gợi lại cho người bệnh những kinh nghiệm thất bại đã qua để từ đó loại bỏ những mặc cảm tinh thần), phương pháp này được trình bày trong những cuốn sách tiêu biểu như The Primal Scream (1970)The Feeling Child (1973).[2]

Một giải pháp khác được gọi là reparenting the inner child (có thể được dịch là "chăm sóc nhân cách đứa trẻ bên trong bạn") được khởi xướng bởi nhà trị liệu nghệ thuật (được dịch từ cụm từ "art therapist") người Mỹ gốc Ý Lucia Capacchione vào năm 1976, giải pháp sau đó được bà xuất bản thành sách với tựa đề Recovery of Your Inner Child (1991). phương pháp của bà được giới thiệu bao gồm hai khái niệm "nurturing parent" và "protective parent" (ở đây parent là một trong ba trạng thái của cái tôi hay ego state thuộc mô hình transactional analysis của nhà tâm lý học người Canada Eric Berne) để đáp ứng những nhu cầu về mặt thể chất, cảm xúc, tâm trítinh thần của một cá nhân thông qua việc viết nhật ký và áp dụng trị liệu nghệ thuật (là một hình thức trị liệu tâm lý cải thiện bệnh nhân thông qua quá trình sáng tạo trong một không gian an toàn). Đó cũng đồng thời là định nghĩa của bà ấy về khái niệm inner child. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng đưa ra thêm một khái niệm "critical parent within" và đồng thời cung cấp các công cụ để quản lý nó. Bác sĩ người Mỹ Charles L. Whitfield gọi inner child bằng thuật ngữ "child within" trong một cuốn sách của ông ấy với tựa đề Healing the Child Within: Discovery and Recovery for Adult Children of Dysfunctional Families (1987). Ngoài ra, một cuốn sách khác mang tựa đề Rescuing the Inner Child (1990) của tác giả Penny Park cung cấp cho độc giả một chương trình nhằm liên hệ để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn.

Trong những chương trình truyền hình hay những quyển sách như Homecoming: Reclaiming and Championing Your Inner Child (1990) của tác giả John Bradshaw, ông sử dụng thuật ngữ inner child để chỉ ra những thực trạng thời thơ ấu cùng những tác động rối loạn chức năng kéo dài của rối loạn chức năng thời thơ ấu chưa được giải quyết.[3]

Sự phát triển của khái niệm

sửa

Lịch sử phát triển

sửa

Khái niệm inner child dường như từ lâu đã xuất hiện trong các tác phẩm chuyện cổ tíchtín ngưỡng của Pháp, bản thể đứa trẻ bên trong mỗi con người, phần bản thể nơi mà còn lưu giữ sự hồn nhiên, tính sáng tạo và diệu kỳ của tuổi thơ đã được thể hiện trong các câu chuyện, thần thoại nhưng chỉ mới được thừa nhận là một đối tượng nghiên cứu dưới dạng một hiện tượng tâm lý kể từ thế kỷ 20.

Theo nhân chủng học, nhà nhân chủng học và dân tộc học, triết gia người Pháp Claude Lévi-Strauss lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về thuật ngữ "Deceptor" (là một nhân vật thần thoại với tính cách được mô tả là xảo huyệt, tham vọng và nghịch ngơm như một đứa trẻ), sau đó nhà nhân chủng học người Mĩ Paul Radin lần đầu tiên mô tả khái niệm "Trickster" (được cho là một dạng phức tạp hơn của Deceptor).[4], cùng với thuật ngữ "divine scoundrel" vào năm 1958 với những lời phê bình đóng góp từ Carl Gustav Jung.[5]

Carl Gustav Jung sau đó làm rõ khái niệm của riêng mình trên cơ sở này và nó nhanh chóng được sử dụng lại trong các nhánh ngành khác của ngành tâm lý học. Một dẫn chứng điển hình vào những năm 1960 khi mà Eric Berne đã sử dụng nó theo cách riêng của ông, làm cơ sở lý luận cho mô hình transactional analysis nhằm phân biệt ba trạng thái thể hiện cái tôi của mỗi cá nhân hay được biết đến là ego states.

Trong tâm lý học, tâm lý học trị liệu, đôi khi người ta sử dụng một thuật ngữ Latin "puer aeternus" hoặc "divine child" để chỉ nhân cách của một người vẫn còn non nớt, hồn nhiên và tự phát như thể họ vẫn còn là một đứa trẻ. Khái niệm trên bắt nguồn từ thần thoạitâm lý học Jungian như đã nêu trên, tùy vào trường hợp nó có thể có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát triển và hạnh phúc của con người, chứ hoàn toàn chưa hề được xem là một bản thể tồn tại bên trong mỗi cá nhân hành xử và phản ứng như một đứa trẻ.

Tính phổ quát

sửa

Theo quan điểm của tâm lý học Jungian, qua cuốn sách tựa đề The Divine Scoundrel: The Indian Myth (2019). Nội dung trong cuốn sách đã hình dung đến một sự tồn tại của một quá trình có đề cập đến một cổ mẫu đại diện cho loài người, bất kể nền văn minh. Bên cạnh đó, ta còn thấy được tính phổ quát của khái niệm sơ khai của inner child thông qua các "divine scoundrel". Thuật ngữ divine scoundrel được định nghĩa là một sinh vật thần thoại nhỏ bé, nhưng sinh vật đó còn là một phần linh hồn của con người.

Paul Radin, nhà nhân chủng học trở nên nổi tiếng với việc nghiên cứu về khái niệm Trickster. Từ đó, cho phép Jung ủng hộ luận điểm này và khẳng định những tính chất của khái niệm "divine child" (thuật ngữ sơ khai của inner child) bằng cách đóng góp công sức vào nghiên cứu "the psychology of the scoundrel". Ngoài ra, Paul Radin còn lại một chuyên gia về văn hóa người Mỹ bản địa, ông thành lập một đội với Carl Gustav Jung cùng xuất bản một ấn phẩm. Paul Radin sau đó trở thành đồng tác giả của cuốn sách Le Mythe du Fripon, ông bắt đầu bảo vệ tính phổ quát của luận điểm này cũng như chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt về lâu dài mà nó mang lại.

Tính ứng dụng

sửa

Ở độ tuổi trưởng thành (không nhất thiết phải là một độ tuổi cụ thể, mặc dù số liệu xã hội học thống kê chỉ ra phần lớn là 40 tuổi), người trưởng thành (hoặc đang trong giai đoạn trưởng thành) sẽ có lúc cảm thấy bản thân cần thật sự hiểu rõ bản thân mình hơn, đặc biệt là phần đứa trẻ bên trong mình.

Khi đó, việc xây dựng mối liên kết giữa đứa trẻ bên trong nội tâm bản thân với một cá nhân cũng sẽ được áp dụng các biện pháp trị liệu tâm lý, ví dụ như loại hình trị liệu Psychotherapy of Psychoanalytic Inspiration (là một loại hình trị liệu sử dụng các lý thuyết phân tâm học làm nền tảng cho việc phân tích và hiểu biết quá trình trị liệu) như John Bradshaw hoặc Hal và Sidra Stone trong cuốn sách The Inner Dialogue của họ.

Tiềm năng phát triển của khái niệm

sửa

Trong khuôn khổ của quá trình tổng hợp tâm lý, thuật ngữ inner child đặc trưng cho một nhánh nhân cách phụ[6] hoặc cũng có thể được xem như là trung tâm nơi phát triển những nhánh nhân cách phụ khác.[7]

Internal Family Systems therapy (IFS therapy) thừa nhận rằng không chỉ tồn tại một, mà nhiều bản thể đứa trẻ trong mỗi cá nhân. IFS therapy gọi những bản thể trẻ bị tổn thương là "những kẻ lưu đày" bởi vì chúng có xu hướng bị trục xuất khỏi suy nghĩ để tránh gợi lại nỗi đau trong những ký ức đó. IFS therapy có một phương pháp an toàn để tiếp cận những ký ức đó, lắng nghe quá khứ cũng như tuổi thơ của để từ đó đưa ra liệu pháp chữa lành cho cá nhân ấy.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Fox, Emmet (1932). The Wonder Child. Devorss & Co. ISBN 978-0875167404.
  2. ^ Cunningham, Jennifer M. (1999). “Primal therapies—stillborn theories”. Trong Feltham, Colin (biên tập). Controversies in Psychotherapy and Counselling. London; Thousand Oaks, CA: SAGE Publications. tr. 25–33 (31–32). ISBN 978-0761956402. OCLC 45002563.
  3. ^ Grimes, William (12 tháng 5 năm 2016). “John Bradshaw, self-help evangelist who called to the 'inner child,' dies at 82”. The New York Times.
  4. ^ The Trickster: A Study in Native American Mythology ISBN 978-0-8052-0351-6
  5. ^ 1958 Le fripon divin, un mythe indien C. G. Jung, Charles Kérényj et Paul Radindans, traduction française de l'édition de accès au texte complet (par l'université du Québec)
  6. ^ Nora Doherty; Marcelas Guyler (2008). The Essential Guide to Workplace Mediation & Conflict Resolution: Rebuilding Working Relationships. Kogan Page Publishers. tr. 88. ISBN 978-0-7494-5019-9.
  7. ^ Abby Rosen (18 tháng 6 năm 2010). Lasting Transformation: A Guide to Navigating Life's Journey. BalboaPress. tr. 43. ISBN 978-1-4525-0008-9.