Động đất Haiti 2010 là trận động đất có độ lớn 7,0 Mwtâm chấn nằm cách thủ đô Port-au-Prince của Haiti khoảng 25 km về phía tây, xảy ra vào lúc 16:53:10 hoặc 04:53:10 chiều theo giờ địa phương (21:53:10 UTC) vào thứ ba, 12 tháng 1 năm 2010,[5][6]chấn tiêu ở độ sâu 13 km. Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã ghi nhận một loạt các dư chấn, trong số đó có 14 dư chấn có độ lớn nằm trong khoảng 5,0 đến 5,9.[7] Hội chữ thập Đỏ quốc tế loan báo rằng có khoảng 3 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất,[8] con số thương vong mà Chính phủ Haiti ước tính hơn 200.000 người.[9]

Động đất Haiti 2010
Dinh tổng thống Haiti (trên),
Chấn tâm (dưới)
Giờ UTC2010-01-12 21:53
Sự kiện ISC14226221
USGS-ANSSComCat
Ngày địa phương12 tháng 1 năm 2010
Giờ địa phương16:53:10 EST
Độ lớn7,0 Mw
Độ sâu10 kilômét (6,2 mi)
Tâm chấn18°27′05″B 72°26′43″T / 18,4514°B 72,4452°T / 18.4514; -72.4452
Vùng ảnh hưởngHaiti, Cộng hòa Dominica
Tổng thiệt hại7,8 tỉ – 8,5 tỉ đô la[1]
Cường độ lớn nhất   MM X[2]
Dư chấn48[3]
Thương vong100.000 đến 316.000 tử vong[4]

Hầu hết các công trình lớn của Port-au-Prince đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy bao gồm Dinh tổng thống, tòa nhà Quốc hội, Nhà thờ lớn Port-au-Prince và nhà tù chính.[10][11][12] Tất cả bệnh viện đều bị phá hủy hoặc hư hỏng nặng nên không còn sử dụng được nữa.[13] Liên Hợp Quốc loan báo rằng trụ sở của tổ chức này ở thủ đô Haiti (United Nations Stabilization Mission in Haiti - MINUSTAH) bị sập và số đông các nhân viên của Liên Hợp Quốc chưa thống kê được.[14]

Nhà thờ lớn Port-au-Prince hai ngày sau khi thảm họa Động đất Haiti 2010 diễn ra.

Thông tin chung

sửa

Đảo Hispaniola bao gồm lãnh thổ của Haiti và Cộng hòa Dominica là nơi có hoạt động địa chấn và đã từng bị phá hủy nghiêm trọng trong quá khứ. Năm 1751, một trận động đất đã xảy ra ở đây khi nó nằm dưới sự kiểm soát của Pháp, và trận động đất khác vào năm 1770. Theo sử gia người Pháp Moreau de Saint-Méry (1750–1819), "chỉ có một tòa nhà xây bằng gạch vôi là không bị sụp đổ" ở Port-au-Prince sau trận động đất ngày 18 tháng 10 năm 1751, trong khi đó "cả thành phố sụp đổ" trong trận động đất ngày 3 tháng 6 năm 1770. Một trận động đất khác ngày 7 tháng 5 năm 1842 đã phát hủy thành phố Cap-Haïtien và các thị trấn của nó ở phía bắc Haiiti và Cộng hòa Dominica.[15] Năm 1946, trận động đất có độ lớn 8 tấn công Cộng hòa Dominca và làm rung chuyển Haiti gây ra sóng thần và làm thiệt mạng 1.790 người.[16]

Haiti là quốc gia nghèo nhất ở phía tây bán cầu,[17] được xếp hạng thứ 149 trong 182 quốc gia về chỉ số phát triển con người.[18] Người ta quan ngại về khả năng cung cấp các dịch vụ khẩn cấp khi quốc gia này đối mặt với thảm họa nghiêm trọng,[19] và quốc gia này được xem là dễ tổn thương về kinh tế theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc.[20] Trận động đất xảy ra quá bất ngờ và vì là một nước nghèo nên có rất ít bệnh viện nhưng đã bị phá hủy hết nên một số bác sĩ đã cho nạn nhân vô nhà mình trị bệnh con số bệnh nhân lên tới 100 người trong một ngôi nhà nhỏ.[21]

Địa chất

sửa
 
Bản đồ cường độ theo USGS
 
Cơ chế sinh chấn động theo USGS. Các khu vực màu tối là khu vực bị nén, khu vực màu sáng là căng giãn, và hướng bắc phía trên. Các mũi tên thể hiện chuyển động dọc theo đứt gãy trượt bằng trái, mặt đứt gãy nằm dọc theo ranh giới chuyển tiếp từ màu tối sang màu sáng giữa hai mũi tên. Chuyển động này do mảng Caribe (phía nam ở dưới) chuyển đông về phía đông so với mảng Bắc Mỹ (phía bắc ở trên).

Trận động đất xảy ra trên đất liền vào lúc 16:53 UTC-5 ngày 12 tháng 1 năm 2010 cách Port-au-Prince khoảng 15 km về phía tây - tây nam ở độ sâu 10 kilômét (6,2 mi)[5] trên hệ thống đứt gãy Enriquillo-Plantain Garden.[22] Rung động mạnh với cường độ cấp VII - IX theo thang đo Mercalli cải tiến (MM) đã được ghi nhận ở Port-au-Prince và các vùng ngoại ô. Nó cũng lan truyền đến các quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như Cuba (MM III ở Guantánamo), Jamaica (MM II ở Kingston), Venezuela (MM II ở Caracas), Puerto Rico (MM II - III ở San Juan), và quốc gia giáp biên Cộng hòa Dominicana (MM III ở Santo Domingo).[2][23]

Chấn động xảy ra ở vùng lân cận ranh giới phía bắc giữa mảng Caribe chuyển động về phía đông với tốc độ tương đối khoảng 20 mm so với mảng Bắc Mỹ. Hệ thống đứt gãy trượt bằng trong khu vực có hai nhánh ở Haiti, đứt gãy Septentrional ở phía bắc và đứt gãy Enriquillo-Plaintain Garden ở phía nam; dữ liệu địa chấn cho thấy chấn động tháng 1 năm 2010 nằm trên đứt gãy Enriquillo-Plaintain Garden.[24] Các phân tích sơ bộ cho thấy rằng biên độ trượt của đứt gãy gần 4 m theo các số liệu chuyển động mặt đất được ghi nhận trên khắp thế giới.[25][26]

USGS đã ghi nhận sáu dư chấn trong 2 giờ sau trận động đất chính có độ lớn 5,9,[27] 5,5,[28] 5,1,[29] 4,8,[30] 4,5,[31] và 4,5.[32] Trong vòng 9 tiếng sau trận động đất chính có 26 dư chấn với độ lớn từ 4,2 trở lên đã được ghi nhận với 12 trong số đó có độ lớn từ 5 trở lên.[33]

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đã đưa ra cảnh báo sóng thần sau chấn động,[34] nhưng đã hủy bỏ cảnh báo ngay sau đó.[35]

Vào lúc 11:03 UTC ngày 20 tháng 1, một dư chấn mạnh,[36] có độ lớn magnitude 5.9 Mw đã xảy ra tại Haiti.[37] Theo USGS, chấn tâm nằm cách Port-au-Prince 56 km về phía tây-tây nam,[38] bên dưới thành phố Petit-Goâve. Một nhân viên Liên Hợp Quốc nói rằng dư chấn làm sụp đổ 7 tòa nhà ở Petit-Goâve.[39] Các nhân viên làm cho Quỹ bảo trợ trẻ em (Save the Children) nói họ nghe "các cấu trúc đã yếu đang sụp đổ"[36] nhưng không có thiệt hại về hạ tầng đáng kể ở Port-au-Prince. Ngoài ra, thương vọng được cho là rất ít do người dân đang ngủ ở ngoài các tòa nhà.[39]

Điều kiện sống sau trận động đất

sửa
 
Liều tạm do quân đội Brazil dựng.

Suốt đêm sau trận động đất, nhiều người dân ở Haiti đã ngủ trên các đường phố, trên vỉa hè, trong xe của họ hoặc trong các liều tạm do nhà của họ bị phá hủy hoặc họ sợ các tòa nhà không đứng vững bởi các dư chấn. Thậm chí Tổng thống President Préval không chắc rằng ông sẽ ngủ ở đâu sau khi nhà của ông bị phá hủy.[40] Là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, các tiêu chuẩn xây dựng của Haiti được xem là thấp, và cũng giống như các quần đảo trong vùng Caribe, nước này không có các cốt xây dựng. Các kỹ sư nói rằng không có nhiều tòa nhà ở đây có thể chịu được bất kỳ loại thảm họa nào. Các công trình thường được dựng lên ở bất cứ nơi đâu miễn là thích hợp; một số tòa nhà được xây trên các sườn dốc với móng không đủ vững hoặc bằng thép.[41] Quốc gia này cũng phải chịu tình trạng thiếu nhiên liệu và nước uống thậm chí vào thời điểm không có thiên tai.[42]

Trợ giúp của thế giới

sửa

UNESCO

sửa

Hoa Kỳ

sửa

Thứ bảy 16 tháng 1, Tổng thống Barack Obama đã kêu gọi một cuộc một cuộc nỗ lực cứu trợ Haiti, là một đất nước nghèo nhất Châu Mĩ với sự đồng tình của cựu tổng thống George W. Bush. Họ sẽ giúp đỡ Haiti về mặt tài chính để giúp xây dựng lại nhà ở cho người dân đồng thời chuyển lương thực, thuốc men và nhất là nước cho Haiti với hy vọng sẽ giảm bớt phần nào hậu quả cho cơn động đất.[43]

Việt Nam

sửa

Nhà mạng Viettel tham gia tái cơ cấu mạng lưới viễn thông tại đây, trong khi đa số các nhà mạng đã rời khỏi nước này sau thảm hoạ.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Amadeo, Kimberly. “Haiti's 2010 Earthquake Caused Lasting Damage”. The Balance. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ a b "PAGER – M 7.0 – HAITI REGION". USGS. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  3. ^ “Latest Earthquakes in the World - Past 7 days”. USGS. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  4. ^ “Earthquakes with 50,000 or More Deaths”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2012. United States Geological Survey, Earthquakes with 50,000 or More Deaths
  5. ^ a b “USGS Magnitude 7.0 – HAITI REGION”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  6. ^ ABC News, 'Tens of thousands neglected at quake epicentre', AFP, Lisa Millar, 17 tháng 1 (truy cập 17 tháng 1 năm 2010)
  7. ^ Earthquake Center, USGS. “Latest Earthquakes M5.0+ in the World – Past 7 days”. Earthquake Hazards Program. United States Geological Survery. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  8. ^ “Red Cross: 3M Haitians Affected by Quake”. CBS News. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  9. ^ “Haiti raises earthquake's death toll to 230,000”. Associated Press. ngày 10 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2010.
  10. ^ Fournier, Keith (ngày 13 tháng 1 năm 2010). “Devastating 7.0 Earthquake Hammers Beleagured Island Nation of Haiti”. Catholic Online. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  11. ^ “Quake 'levels Haiti presidential palace'. Sydney Morning Herald. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  12. ^ “UN: Haitian capital's main jail collapsed in quake”. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  13. ^ “MSNBC: All Hospitals In Port-Au-Prince Have Been Abandoned Or Destroyed”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  14. ^ “Secretary-General's remarks to the press on the earthquake in Haiti”. Liên Hợp Quốc. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  15. ^ Prepetit, Claude (ngày 9 tháng 10 năm 2008), Tremblements de terre en Haïti, mythe ou réalité ?[[Thể loại:Bài viết có văn bản tiếng Pháp]]” (PDF), Le Matin, N° 33082, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 5 năm 2011, truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2010 Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp), quoting Moreau de Saint-Méry, Médéric Louis Élie, Description topographique, physique, civile, politique et historique de la partie française de l’Ile Saint Domingue and J. M. Jan, bishop of Cap-Haïtien (1972), Documentation religieuse, Éditions Henri Deschamps.
  16. ^ “Earthquake leaves Haiti 'worse than a war zone'. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  17. ^ "UNICEF urgently appeals for aid for Haiti following devastating earthquake", UNICEF. Truy cập 14 tháng 1 năm 2010.
  18. ^ "Human Development Report 2009 Haiti" Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. Truy cập 13 tháng 1 năm 2010.
  19. ^ "Travel Advice – Haiti" Lưu trữ 2009-10-29 tại Wayback Machine, Smartraveller: The Australian Government's travel advisory and consular assistance service. Truy cập 13 tháng 1 năm 2010.
  20. ^ Renois, Clarens (ngày 12 tháng 1 năm 2010). “Fears of major catastrophe as 7.0 quake rocks Haiti”. Agence France-Presse. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  21. ^ “Haitian doctor takes 100 patients into his home”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2010. Truy cập 9 tháng 2 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  22. ^ “Magnitude 7.0 – HAITI REGION Tectonic Summary”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  23. ^ "Magnitude 7.0 – HAITI REGION USGS Community Internet Intensity Map", [[United States Geological Survey, 12 tháng 1 năm 2010]
  24. ^ Amos, Jonathan (ngày 13 tháng 1 năm 2009). “BBC: Haiti quake: The worst of places for a big tremor”. BBC News. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010.
  25. ^ “Finite Fault Model Preliminary Result of the Jan 12, 2010 Mw 7.0 Haiti Earthquake”. USGS. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2010.
  26. ^ “NGY Seismology Note No.24 (tiếng Nhật)”. Research Center for Seismology Volcanology and Disaster Mitigation Nagoya University. ngày 13 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2010.
  27. ^ “Magnitude 5.9 – HAITI REGION”. ngày 12 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  28. ^ “Magnitude 5.5 – HAITI REGION”. ngày 12 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  29. ^ “Magnitude 5.1 – HAITI REGION”. ngày 12 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  30. ^ “Magnitude 4.8 – HAITI REGION”. ngày 12 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  31. ^ “Magnitude 4.5 – HAITI REGION”. ngày 12 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  32. ^ “Magnitude 4.5 – HAITI REGION”. ngày 12 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  33. ^ “Earthquake List for Map of N America Region”. United States Geological Survey. ngày 13 tháng 1 năm 2010 (05:33:52 UTC). Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
  34. ^ Katz, Jonathan M. (ngày 12 tháng 1 năm 2010). “Many casualties expected after big quake in Haiti”. Atlanta Journal-Constitution. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  35. ^ “Tsunami Message Number 3”. NOAA. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2010.
  36. ^ a b “New aid arrives, but aftershock rattles Haiti”. CNN. Turner Broadcasting System, Inc. ngày 20 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.
  37. ^ Marc Lacey (ngày 20 tháng 1 năm 2010). “Aftershock Rattles Nerves in Haitian Capital”. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.
  38. ^ “Magnitude 5.9 - HAITI REGION”. ngày 20 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.
  39. ^ a b “Haitians flee in fear as big aftershock hits”. Associated Press. Houston Chronicle. ngày 20 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2010.Quản lý CS1: khác (liên kết)[liên kết hỏng]
  40. ^ Charles, Jacqueline, Clark, Lesley, Robles, Frances (14 tháng 1 năm 2010). Supplies begin to arrive in Haiti as aftershocks shake stunned nation, The Miami Herald. Truy cập 14 tháng 1 năm 2010.
  41. ^ Watkins, Tom (13 tháng 1 năm 2010). Problems with Haiti building standards outlined, CNN. Truy cập 14 tháng 1 năm 2010.
  42. ^ Greene, Richard (14 tháng 1 năm 2010). Aid workers heading to Haiti fear for their safety, CNN. Truy cập 14 tháng 1 năm 2010.
  43. ^ “Obama, Bush, Clinton stand 'united' for Haiti”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2010. Truy cập 9 tháng 2 năm 2018.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài

sửa
Emergency Earthquake Aid
News and Pictures
Earthquake Science Links