Đội tuyển Olympic Người tị nạn tại Thế vận hội Mùa hè 2016

Đội tuyển Olympic người tị nạn thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro, Brasil từ ngày 5 đến ngày 21 tháng 8 năm 2016 với tư cách là các vận động viên tự do.

Đội tuyển Olympic người tị nạn tại
Thế vận hội Mùa hè 2016
Các vận động viên đã thi đấu dưới cờ Olympic
Mã IOCROT
Rio de Janeiro
Vận động viên10 trong 3 môn thể thao
Người cầm cờRose Lokonyen (lễ khai mạc)[1]
Popole Misenga (lễ bế mạc)
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
0 0 0 0
Tham dự Thế vận hội Mùa hè

Tháng 3 năm 2016, chủ tịch Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC) Thomas Bach công bố rằng Ủy ban sẽ chọn ra từ năm đến mười người tị nạn để thi đấu tại Thế vân hội Rio trong bối cảnh "cuộc khủng hoảng người tị nạn trên toàn thế giới"[2] mà đáng chú ý nhất là ở châu Âu. Các vận động viên này được dự kiến sẽ thi đấu dưới màu cờ của Thế vận hội. Ban đầu, đội tuyển có tên gọi "Team of Refugee Olympic Athletes" (Đội tuyển các vận động viên Thế vận hội người tị nạn) với mã IOC là ROA,[3] nhưng sau đó được đổi tên thành "Refugee Olympic Team" (Đội tuyển Thế vận hội người tị nạn) với mã IOC là ROT.[4][5]

Với mục đích "thể hiện tình đoàn kết với người tị nạn trên khắp thế giới",[6] Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn đã lựa chọn Ibrahim Al-Hussein, một người tị nạn Syria đang sống tại Athens, Hy Lạp, làm người rước đuốc đi qua trại tập trung người tị nạn và nhập cư Eleonas ở thành phố này.[7]

Lựa chọn vận động viên và tài trợ

sửa
 
Đoàn vận động viên người tị nạn tại lễ khai mạc
 
Rose Lokonyen tại Rio de Janeiro để tham dự Thế vận hội

IOC đã xác định 43 ứng cử viên tiềm năng để lựa chọn tham gia đội tuyển chính thức. Quyết định cuối cùng được dựa trên khả năng thi đấu, hoàn cảnh cá nhân và chứng nhận tình trạng tị nạn của Liên Hợp Quốc.[3] Nhằm tài trợ cho việc tập luyện, IOC cũng đã sử dụng một quỹ 2 triệu đô la Mỹ. Sau đó các Ủy ban Thế vận hội Quốc gia (NOC) tiến hành lựa chọn các vận động viên là người tị nạn của nước mình và đủ tiêu chuẩn thi đấu tại Thế vận hội.[8]

Đầu tiên có ba vận động viên được xem là các ứng cử viên tiềm năng, bao gồm Yusra Mardini, một vận động viên bơi lội 17 tuổi người Syria đang sống và tập luyện tại Đức,[9] Raheleh Asemani, một vận động viên taekwondo người Iran đang tập luyện tại Bỉ; và Popole Misenga, một vận động viên judo người Congo đang sống tại Brasil.[8] Mardini và Asemani đã được IOC trao học bổng,[9] riêng Asemani sau đó được nhập quốc tịch Bỉ và đã đăng ký tham gia đội tuyển quốc gia Bỉ.[10] Các ứng cử viên khác được chọn ra từ những người tị nạn do cuộc nội chiến Syria, bao gồm Ahmad Badr Waid, Nazir JaserMohamad Masoo; cũng như từ trại tị nạn Karuma tại Kenya.[8][9]

Ngày 3 tháng 6 năm 2016, IOC công bố danh sách đội tuyển người tị nạn chính thức sẽ thi đấu tại Thế vận hội.[2]

Vận động viên Nguyên quán NOC Bộ môn Nội dung
James Chiengjiek   Nam Sudan   Kenya Điền kinh 400 m
Yiech Biel   Nam Sudan   Kenya Điền kinh 800 m
Paulo Lokoro   Nam Sudan   Kenya Điền kinh 1500 m
Yonas Kinde   Ethiopia   Luxembourg Điền kinh Marathon
Popole Misenga   Cộng hòa Dân chủ Congo   Brazil Judo 90 kg
Rami Anis   Syria   Bỉ Bơi lội 100 m bướm
Rose Lokonyen   Nam Sudan   Kenya Điền kinh 800 m
Anjelina Lohalith   Nam Sudan   Kenya Điền kinh 1500 m
Yolande Mabika   Cộng hòa Dân chủ Congo   Brazil Judo 70 kg
Yusra Mardini   Syria   Đức Bơi lội 200 m tự do

Điền kinh

sửa

Bơi lội

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Refugee Olympic Team flagbearer announced”. International Olympic Committee. ngày 4 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ a b “Refugee Olympic Team to Shine Spotlight On Worldwide Refugee Crisis”. International Olympic Committee. ngày 3 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2016.
  3. ^ a b “Rio 2016: Refugee team to compete at Olympics”. BBC Sport. ngày 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2016.
  4. ^ “Refugee Olympic Team”. Rio 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2016.
  5. ^ “Refugee Olympic Team To Shine Spotlight on Worldwide Refugee Crisis”. IOC. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2016.
  6. ^ “Refugee swimmer, who lost part of his leg in Syrian war, to carry Rio 2016 Olympic Torch”. Official Website of Rio 2016. ngày 22 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2016.
  7. ^ “Syrian swimmer Ibrahim carried torch for the refugees of the world”. olympic.org. Official Website of the Olympic Movement. ngày 27 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2016.
  8. ^ a b c “Refugee team forming for Rio 2016 Olympics: 'We want to send a message of hope'. The National (UAE). Associated Press. ngày 20 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2016.
  9. ^ a b c Urken, Ross Kenneth (ngày 10 tháng 2 năm 2016). “How refugees fleeing Syria and ISIS are keeping their Olympic hopes alive”. The Washington Post. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2016.
  10. ^ “Former refugee Raheleh Asemani earns Belgian citizenship, seeks IOC approval”. NBC Olympics. Associated Press. ngày 28 tháng 4 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2016.