Độc Cô quý phi (Đường Đại Tông)

phi tần của Đường Đại Tông

Độc Cô Quý phi (chữ Hán: 獨孤貴妃, ? - 3 tháng 11, năm 775[1]), còn gọi là Trinh Ý Hoàng hậu (貞懿皇后), là một phi tần rất được sủng ái của Đường Đại Tông Lý Dự, sau khi mất được truy phong Hoàng hậu.

Trinh Ý Hoàng hậu
貞懿皇后
Đường Đại Tông Hoàng hậu
Thông tin chung
Sinh?
Kinh Triệu, Thiểm Tây
Mất3 tháng 11, năm 775
Trường An, Đại Đường
An tángTrang lăng (莊陵)
Phu quânĐường Đại Tông
Lý Dự
Hậu duệ
Thụy hiệu
Trinh Ý Hoàng hậu
(貞懿皇后)
Tước hiệu[Quý phi; 貴妃]
[Hoàng hậu; 皇后]
(truy phong)
Thân phụĐộc Cô Dĩnh

Trong lịch sử nhà Đường, bà và Võ Huệ phi của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ là 2 phi tần duy nhất dù chưa từng làm chính thất hay Hoàng hậu, cũng không sinh ra hoàng đế kế vị nhưng vẫn được phong thụy hiệu Hoàng hậu. Về sau Võ Huệ phi bị Đường Túc Tông Lý Hanh tước đi thụy hiệu vì tội danh mưu sát Thái tử Lý Anh, Độc Cô thị trở thành người duy nhất hưởng đặc ân trên.

Tiểu sử

sửa

Độc Cô Quý phi là người Kinh Triệu (京兆; nay là Thiểm Tây, Tây An), xuất thân gia tộc trứ danh Độc Cô thị (独孤氏), một đại tộc người Tiên Ti.

Họ Độc Cô vốn là họ Lý, tức Lũng Tây Lý thị - cùng xuất xứ với họ Lý của hoàng tộc nhà Đường. Sang đời Độc Cô Tín, hoàng đế nhà Tùy ban chữ [Độc Cô] nên cả họ chuyển sang họ Độc Cô. Văn Hiến hoàng hậu Độc Cô Già La của Tùy Văn Đế Dương Kiên, Minh Kính hoàng hậu của Bắc Chu và Nguyên Trinh hoàng hậu mẹ của Đường Cao Tổ là ba chị em xuất thân từ đại tộc này.

Cha của Độc Cô Quý phi là Độc Cô Dĩnh (獨孤穎), khi ấy đang giữ chức Tả uy vệ lục sự tham quân, sai tặng làm Thượng thư bộ Công. Gia đình Quý phi có anh trai là Độc Cô Trinh (獨孤禎) và Độc Cô Lương Tái (獨孤良佐), về sau đều làm những chức quan cao trong hệ thống nhà Đường[2].

Theo Đường Hội yến (唐会要), Độc Cô thị trở thành phi thiếp của Đường Đại Tông Lý Dự khi ông còn là Quảng Bình quận vương (廣平郡王)[3]. Bà được miêu tả là rất xinh đẹp, độc chiếm mọi sủng ái của Đại Tông trong số các vương phi, Cựu Đường thư trịnh trọng ghi [Bế hạnh chuyên phòng; 嬖幸专房] để miêu tả sự sủng ái tuyệt đối của Đại Tông đối với Độc Cô thị. Thời gian này, bà hạ sinh cho Đại Tông người con trai Lý Huýnh (李迥) [4] và người con gái là Hoa Dương công chúa.

Đương thời, chính thê của Đại Tông là Vương phi Thôi thị, cậy gia thế hiển hách[5] nên vô cùng hung hãn, chèn ép cả Độc Cô phi. Tuy nhiên khi Loạn An Sử xảy ra, mẫu gia bị thất thế, Thôi phi ưu buồn tự thu mình và qua đời sau khi về lại kinh sư. Chính vương phi qua đời, Thẩm phu nhân - người sinh cho Đại Tông trưởng tử Lý Quát lại thất lạc trong biến loạn, do vậy địa vị của Độc Cô phi cao hơn hẳn so với các các vương phi.

Năm Càn Nguyên nguyên niên (758), Quảng Bình quận vương Lý Thục được cha là Đường Túc Tông lập làm Thái tử, đổi tên thành [Lý Dự]. Sang năm Thượng Nguyên thứ 2 (761), hoàng tôn Lý Huýnh, con trai của Độc Cô phi được Túc Tông phong làm Diên Khánh quận vương (延慶郡王)[6].

Quý phi Đại Đường

sửa

Độc sủng không lập Hậu

sửa

Năm Bảo Ứng nguyên niên (762), sau khi Đường Túc Tông giá băng, Thái tử Lý Dự kế vị, tức Đường Đại Tông. Cùng năm, Diên Khánh quận vương Lý Huýnh được cải phong Hàn vương (韩王). Lúc này thời cuộc chưa định, Độc Cô thị vẫn chỉ là [Hậu cung; 後宮] - không rõ danh phận, chưa chính thức sách phong.

Năm Đại Lịch thứ 3 (768), tháng 2, ngày Canh Tý, Đại Tông sách phong Độc Cô phi làm Chính nhất phẩm Quý phi[7], địa vị cao nhất thời điểm đó do Đại Tông không sách lập ai trong hậu cung làm Hoàng hậu[8]. Tuy là sủng phi nhưng Độc Cô Quý phi không được Đại Tông có ý lập Hậu,triều đại kéo dài hơn 10 năm của Đại Tông vĩnh viễn để trống ngôi vị chủ nhân hậu cung. Về việc này, sử gia hiện đại Bá Dương suy đoán Đại Tông không sách lập Hoàng hậu vì lo lắng cho ngôi vị Thái tử của con trưởng là Lý Quát, con trai duy nhất của Thẩm phu nhân[9]. Nếu Quý phi trở thành Hoàng hậu, Lý Huýnh sẽ là Đích tử - địa vị cao quý hơn Lý Quát. Do trước giờ nhà Đường có truyền thống lập Đích tử làm người kế vị nên Lý Quát sẽ không được quần thần ủng hộ. Có tin đồn rằng, hoạn quan Lưu Trung Dực (劉忠翼) được Đại Tông tin dùng, từng cố gắng thuyết phục Đại Tông lập Độc Cô Quý phi làm Hoàng hậu, lập Hàn vương Huýnh làm Thái tử nhưng thất bại[10]. Không rõ việc này là do Lưu Trung Dực cố ý kiến nghị hay Quý phi âm thầm sắp đặt, nhưng kết quả Đường Đại Tông vẫn gạt đi.

Đường Đại Tông đối đãi dòng họ Độc Cô thị khá hậu hĩnh, truy phong thụy hiệu cao quý cho cha bà, Độc Cô Dĩnh; ban thưởng cao cho chú bà, Thái Thường thiếu khanh Độc Cô Trác (獨孤卓) làm Thiếu phủ giám, anh bà là Độc Cô Lương Tá làm Thái tử trung doãn[11]. Nhưng bù lại, Đại Tông chỉ cho Độc Cô thị ân sủng chứ không hề có đãi ngộ Hoàng hậu, như Đường Huyền Tông gia ân cho Võ Huệ phiDương Quý phi khi trước.

Qua đời truy tặng

sửa

Năm Đại Lịch thứ 10 (775), ngày 6 tháng 10 (tức ngày 3 tháng 11 dương lịch), Quý phi Độc Cô thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Vài ngày sau, Đại Tông truy phong thụy hiệu cho bà là Trinh Ý hoàng hậu (貞懿皇后). Trong lịch sử nhà Đường, bà và Võ Huệ phi là hai phi tần duy nhất chưa từng làm Hoàng hậu hay chính thất của Hoàng đế, cũng không sinh ra Tân đế kế vị nhưng vẫn được truy tặng thụy hiệu Hoàng hậu.

Đau buồn trước sự ra đi của bà, Đại Tông không nỡ vội đem hạ táng, mà tạm lưu giữ quan tài của bà ở Tây điện thuộc Nội cung. Đến năm Đại Lịch thứ 13 (778), ngày 19 tháng 9, Đường Đại Tông mới chính thức an táng Trinh Ý hoàng hậu Độc Cô thị vào Trang Lăng (莊陵). Hoa Dương công chúa, trước đó được an táng tại vị trí khá ẩm thấp, sau đó được cải táng ngay cạnh mẹ mình. Đại Tông lệnh cho Thường Cổn (常袞) soạn văn tế thương tiếc hai người[12][11].

Nội dung tế văn:

Hậu duệ

sửa

Độc Cô Quý phi sinh hạ cho Đường Đại Tông 2 người con:

  1. Hàn vương Lý Huýnh [韩王李迥; 750 - 16 tháng 8, 796], hoàng tử thứ 7.
    Sơ phong Diên Khánh quận vương (延慶郡王) dưới thời Đường Túc Tông, sau khi Đại Tông đăng cơ cải phong Hàn vương. Do mẹ được sủng ái nên trong các hoàng tử, ông có vị thế rất cao. Năm 775, sắc phong làm Tiết độ sứ. Ông qua đời vào năm Trinh Nguyên, triều Đường Đức Tông.
  2. Hoa Dương công chúa [華暘公主; ? - 10 tháng 6, 774], hoàng nữ thứ 5.
    Vừa sinh ra đã nổi tiếng xinh đẹp, thông minh lanh lợi, là công chúa được sủng ái nhất trong các hoàng nữ. Công chúa cả đời không hạ giá, xuất gia làm đạo sĩ năm 772, hiệu là Quỳnh Hoa chân nhân (琼华真人). Khi Công chúa qua đời, Đại Tông buồn bã ngừng thiết triều vài ngày đến khi hoạn quan Ngô Thừa Sai (吳承倩) thuyết phục ông quay lại triều chính.

Trong văn hóa đại chúng

sửa
Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
1987 Trân Châu truyền kì Qua Vĩ Như Độc Cô Cầm
2017 Đại Đường vinh diệu Vạn Thiến Độc Cô Tĩnh Dao

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ 《旧唐书 - 代宗贞懿皇后独孤氏传》: 代宗贞懿皇后独孤氏,父颖,左威卫录事参军,以后贵,赠工部尚书。
  3. ^ Tân Đường thư, vol. 77 Lưu trữ 2009-02-02 tại Wayback Machine.
  4. ^ Cựu Đường Thư, vol. 116 Lưu trữ 2008-09-21 tại Wayback Machine
  5. ^ Mẹ của Thôi phi là Hàn Quốc phu nhân Dương thị, chị của Dương Quý phi
  6. ^ 《唐会要 卷四十六》
  7. ^ Tư trị thông giám, vol. 224: 庚子,以後宮獨孤氏為貴妃。
  8. ^ Tân Đường thư, vol. 76 Lưu trữ 2008-04-08 tại Wayback Machine.
  9. ^ Bá Dương biên tập Tư trị thông giám, quyển 54 [780].
  10. ^ Tư trị thông giám, quyển 225: 兵部侍郎黎幹,狡險諛佞,與宦官特進劉忠翼相親善。忠翼本名清潭,恃寵貪縱。二人皆為眾所惡。時人或言幹、忠翼嘗勸代宗立獨孤貴妃為皇后,妃子韓王迥為太子。上即位,幹密乘輿詣忠翼謀事;事覺,丙申、幹、忠翼並除名長流,至藍田,賜死。
  11. ^ a b Cựu Đường Thư, vol. 52 Lưu trữ 2008-09-21 tại Wayback Machine: 大曆初,后寵遇無雙,以恩澤官其宗屬,叔太常少卿卓為少府監,后兄良佐太子中允。
  12. ^ 舊唐書/卷52: 帝追思不已,每事欲極哀情。常袞當代才臣,詔為哀詞,文旨淒悼,覽之者惻然。華陽公主先葬于城東,地卑濕,至是徙葬,祔于莊陵之園,故哀詞云:「招帝子於北渚,從母后於東陵。」乃詔常參官為輓歌,上自選其傷切者,令挽士歌之。