Đỗ Thu Nương
Đỗ Thu (chữ Hán: 杜秋), cũng gọi Đỗ Trọng Dương (杜仲陽)[1], hậu thế xưng gọi 「Đỗ Thu Nương; 杜秋娘」, là một phi tần của Đường Hiến Tông Lý Thuần và là một nữ thi nhân, nữ quan triều Đường.
Bà là người phụ nữ duy nhất được xướng tên trong Đường thi tam bách thủ.
Hành trạng
sửaĐỗ Thu Nương người Kim Lăng (nay là Nam Kinh), xuất thân không rõ[2]. Năm 15 tuổi, Đỗ thị là thiếp của Trấn Hải Tiết độ sứ Lý Kĩ (李錡) - một hậu duệ của Trịnh Hiếu vương Lý Lượng (李亮), con trai thứ 8 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Năm Nguyên Hòa thứ 2 (807), Lý Kĩ tạo phản, Đỗ thị bị nạp vào Dịch đình, sau được Đường Hiến Tông sủng hạnh.
Năm Nguyên Hòa thứ 15 (820), Đường Mục Tông Lý Hằng đăng vị, mệnh Đỗ thị làm Phó mẫu cho con của ông là Hoàng lục tử Chương vương Lý Tấu (李凑). Chức vị Phó mẫu có địa vị cao trong cung, vì đó là người chuyên truyền đạt tri thức cho hoàng tử hoặc con cháu quan viên, nhiệm vụ cùng địa vị đồng thời có thể sánh với bảo mẫu. Sau đó, Lý Tấu bị tước đi tước vị Chương vương, Đỗ thị được cho về cố hương.
Đại thi nhân Đỗ Mục khi đi qua Kim Lăng, từng đến thăm Đỗ thị, trông thấy bà đang ở cảnh cơ hàn đạm bạc, bèn làm một đầu Đỗ Thu Nương thi (杜秋娘詩), tóm tắt thân thế về bà. Trong đoạn thơ ấy, có một đoạn chú:
|
|
Đoạn chú thất tuyệt này "Kim lũ y" không nói rõ ai làm, cũng không nói là của Đỗ Thu Nương, nhưng hậu thế lại thường xem là tác phẩm của bà, bao gồm Đường thi tam bách thủ.
Đỗ Thu Nương thi
sửa“ |
杜秋,金陵女也。年十五,為李錡妾。後錡叛滅,籍之入宮,有寵於景陵。穆宗即位,命秋為皇子傅姆,皇子壯,封漳王。鄭注用事,誣丞相欲去異己者,指王為根,王被罪廢削,秋因賜歸故鄉。予過金陵,感其窮且老,為之賦詩。 京江水清滑,生女白如脂。
. Đỗ Thu, Kim Lăng nữ dã. Niên thập ngũ, vi Lý Kĩ thiếp. Hậu Kĩ bạn diệt, tịch chi nhập cung, hữu sủng vu Cảnh Lăng. Mục Tông tức vị, mệnh Thu vi Hoàng tử phó mỗ, hoàng tử tráng, phong Chương vương. Trịnh chú dụng sự, vu thừa tương dục khứ dị kỷ giả, chỉ Vương vi căn, Vương bị tội phế tước, Thu nhân tứ quy cố hương. Dư quá Kim Lăng, cảm kỳ cùng thả lão, vi chi phú thi. Kinh giang thủy thanh hoạt, sinh nữ bạch như chi.
|
” |
— Nguyên văn và phiên âm[3] |
Tham khảo
sửa- ^ Tư trị thông giám, quyển 245
- ^ 《杜秋娘诗并序》说:“杜秋,金陵女也。”金陵本是唐代江宁县(今南京)的旧称,一名建康。但唐代江宁属润州(治地丹徒,今镇江),所以唐人往往也称润州为金陵。那么这里金陵究竟是哪里呢?《太平广记·李錡婢》以为是指“建康”即江宁,所以说“杜名秋,亦建康人也”。后来因而也有人说杜秋娘为建康人。但是《杜秋娘诗》开始是说“京江水清清,生女白如脂”,罗隐《金陵思古》诗说“杜秋在时花解语,杜秋死后花更繁……绮筵金缕无消息,一阵征帆过海门”。京江、海门都在润州丹徒,并不在江宁。而且,虽然《太平广记·李錡婢》说杜秋娘与唐宣宗生母郑氏都是建康人,但《新唐书·后妃传下》明确说郑氏为丹阳人。显然,《太平广记·李錡婢》是误认金陵为建康,进而臆断杜秋娘为建康人。可见杜秋娘确实是润州人,并不是建康人。曾為唐憲宗之秋妃
- ^ 杜秋娘詩〈並序〉