Đỗ Thị Cương
Đỗ Thị Cương (chữ Hán: 杜氏岡; ? – ?), còn có tên húy là Mẫu Đơn và Phong, phong hiệu Cửu giai Tài nhân (九階才人)[1], là một thứ phi của vua Minh Mạng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Cửu giai Tài nhân 九階才人 | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thông tin chung | |||||||||
An táng | Phường Thủy Xuân, Huế | ||||||||
Phu quân | Nguyễn Thánh Tổ Minh Mạng | ||||||||
Hậu duệ | Gia Lạc Công chúa Nhàn Thục Kim Hương Công chúa Gia Tĩnh Hoàng tử Miên Khế | ||||||||
| |||||||||
Thân phụ | Đỗ Văn Thạch |
Tiểu sử
sửaTài nhân Đỗ Thị Cương nguyên quán ở làng Trầm Bái, xã Dương Xuân Thượng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Phụ thân của bà là ông Đỗ Văn Thạch, được truy tặng chức Hiệu úy.
Bà Cương cùng với hai người chị gái là Đỗ Thị Tùng và Đỗ Thị Tâm đều nhập cung vào những năm đầu Minh Mạng. Bà Tùng và bà Tâm đều được phong làm Thất giai Quý nhân, riêng bà Cương chỉ được phong làm Cửu giai Tài nhân.
Không rõ bà Cương qua đời vào năm nào, khi mất bà được ban thụy là Thục Thuận (淑順)[1]. Mộ của bà hiện tọa lạc phường Thủy Xuân, Huế (phía sau chùa Bảo Lâm).
Hậu duệ
sửaTài nhân Đỗ Thị Cương sinh cho vua Minh Mạng được 3 người con, gồm một hoàng tử và hai hoàng nữ:
- Gia Lạc Công chúa Nguyễn Phúc Nhàn Thục (15 tháng 6 năm 1828 – 2 tháng 12 năm 1864), hoàng nữ thứ 29. Chúa lấy chồng là Phò mã Đô úy Nguyễn Văn Tuấn, sinh được 3 con trai[2].
- Kim Hương Công chúa Nguyễn Phúc Gia Tĩnh (8 tháng 7 năm 1831 – 6 tháng 6 năm 1860), hoàng nữ thứ 38. Chúa lấy chồng là Phò mã Đô úy Lê Thuận Lý, không có con[3].
- Hoàng tử Miên Khất (còn có âm đọc là Khế) (15 tháng 4 năm 1833 – 18 tháng 1 năm 1839), hoàng tử thứ 63, mất khi mới 6 tuổi. Mộ táng tại Bình An (Hương Thủy, Thừa Thiên Huế), được thờ ở đền Triển Thân[4].
Tham khảo
sửa- Hội đồng trị sự Nguyễn Phúc Tộc (1995), Nguyễn Phúc Tộc thế phả Lưu trữ 2020-09-27 tại Wayback Machine, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam liệt truyện Chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Thuận Hóa
- Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục Chính biên, Tổ Phiên dịch Viện Sử học dịch, Nhà xuất bản Giáo dục